Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Nông dân vay vốn phát triển đàn bò trên cao nguyên đá

Nông dân vay vốn phát triển đàn bò trên cao nguyên đá
Tác giả: Ngọc Hà
Ngày đăng: 16/04/2018

Mỗi hộ ở Hà Giang được vay tối đa 60 triệu đồng mua bò, 46 triệu đồng phát triển đồng cỏ và nhiều chính sách ưu đãi khác.

Nuôi bò vàng núi cao tại xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ. Ảnh: Bizmedia

Gia đình chị Trần Thị Vân hiện là một trong những hộ chăn nuôi bò thương phẩm quy mô lớn tại thôn Lùng Thàng, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, Hà Giang. Trước kia chị làm công nhân nhà máy, chồng rửa xe, được hỗ trợ theo chính sách của địa phương, gai đình vay vốn và đầu tư chuồng trại để chăn nuôi bò quy mô lớn.

Năm 2016, chị Vân dồn tiền mua 50 con bò cái sinh sản. Sau khoảng 5-6 tháng có thêm 20 bò con, đến nay tổng đàn đã tăng lên khoảng 80. Bò nuôi được một năm tuổi đạt trọng lượng 70-100kg, có thể xuất bán cho thương lái địa phương hoặc chợ bò. 

Theo thống kê của Hà Giang năm 2017, tổng đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh là 281.703 con. Trong đó đàn bò tại 4 huyện vùng cao Mèo Vạc, Quản Bạ, Đồng Văn, Yên Minh đến 110.461 con.

Bò vàng núi cao còn gọi là bò H’Mông, vì được người H’Mông và Dao nuôi nhiều ở  vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Với địa hình chủ yếu là đồi núi đá, độ cao trên 1.000m, giống bò có sức chống chịu tốt với giá lạnh, di chuyển được trên địa hình hiểm trở, dốc đứng. Thịt mềm, thơm, nên được nhiều nhà hàng ưa chuộng.

Con bò từ xa xưa đã gắn bó với đời sống nông nghiệp, được xem là tài sản giá trị nhất trong nhà. Ngày nay khi đời sống nâng cao, máy móc nông nghiệp thay thế bớt sức kéo gia súc, người dân chuyển đổi dần từ nuôi bò cung cấp sức kéo sang nuôi bò thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Bò vàng thích nghi tốt với khí hậu khắc nghiệt vùng cao Hà Giang. Ảnh: Bizmedia

Tuy nhiên, nhiều giống bò ngoại nhập, lai tạo với giống bò địa phương khiến nguồn gen bị pha tạp. Để gìn giữ nguồn gen quý có nhiều phẩm chất thích nghi với khí hậu địa phương, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ hộ chăn nuôi bò vàng núi cao thương phẩm.

Ông Lê Trung Kiên - Chủ tịch UBND xã Quyết Tiến cho biết, tỉnh và huyện có nhiều chính sách hỗ trợ chăn nuôi theo nghị quyết 209 và nghị quyết 86. Cụ thể, với xã, các hộ chăn nuôi lớn được các cán bộ khuyến nông đến hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và hỗ trợ tiêm phòng. Những năm gần đây, còn hỗ trợ về thụ tinh nhân tạo để giữ gìn gen bò quý, loại bỏ bớt các giống bò cóc, bé, lai tạp.

Theo chương trình vay theo nghị quyết 209, mỗi hộ chăn nuôi cũng được vay 20 triệu đồng mỗi con, tối thiểu mua 3 con. Mỗi trại được vay 23 triệu đồng phát triển mỗi ha đồng cỏ làm thức ăn, nhưng không quá 2 ha.


Có thể bạn quan tâm

Nữ doanh nhân miền Tây khởi nghiệp thành công từ rau thủy canh Nữ doanh nhân miền Tây khởi nghiệp thành công từ rau thủy canh

Nữ doanh nhân trăn trở ngày đêm tìm giải pháp cải thiện vườn rau theo phương pháp hiện đại, sạch từ vườn ra đến bàn ăn.

16/04/2018
Bí quyết làm giàu: Nuôi cá dứa không lo đầu ra Bí quyết làm giàu: Nuôi cá dứa không lo đầu ra

Nhờ mạnh dạn cải tạo ao nuôi tôm kém hiệu quả chuyển sang nuôi cá dứa, anh Bùi Văn Đương (Sóc Trăng) thu lãi khoảng 500 triệu đồng/năm.

16/04/2018
Trung Quốc tìm ra gen thúc đẩy năng suất lúa trong đất mặn Trung Quốc tìm ra gen thúc đẩy năng suất lúa trong đất mặn

Đất trồng ngày càng trở nên mặn hơn khi khí hậu ấm lên và 20% diện tích đất trồng trên thế giới bị nhiễm mặn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất

16/04/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.