Nông dân tiếp tục khóc ròng vì nông sản rớt giá

Nông dân Nguyễn Văn Công buồn bã kể: “Ổi hiện chỉ bán được giá 400-500đ/kg, tính ra mỗi tấn chỉ thu về 400.000 đồng, trong khi đó, chi phí thuê nhân công, tiền phân thuốc… cao hơn rất nhiều lần. Dân trồng ổi coi như lỗ chắc”.
Toàn huyện Kế Sách hiện có khoảng 1.000ha trồng ổi do nghề này đã hình thành từ khoảng 10 năm nay. Những năm đầu chỉ ít hộ tham gia, đến khi giá khá cao (đỉnh điểm đến 13 - 14 ngàn đồng/kg), nhiều nông hộ đã ồ ạt chuyển đổi sang trồng, dẫn đến bí đầu ra, tụt giá.
Tương tự, hàng ngàn nông hộ ở “vựa khoai” Bình Tân cũng đang phải đối mặt với cơn tụt giá chưa từng có. Anh Lê Công Bình (ấp Tân Vĩnh, xã Tân Lược) cho biết: Năm vừa rồi, gia đình anh trồng 7 công khoai lang tím Nhật Bản, sau khi thu hoạch trừ hết chi phí anh còn lãi trên 50 triệu đồng. Thấy “ngon ăn”, anh đầu tư tiếp nhưng giá khoai tụt xuống chỉ còn khoảng 120.000 đồng/tạ, trong khi đó chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dây giống, tiền thuê đất… mỗi công trên 10 triệu đồng.
Toàn huyện Bình Tân hiện có khoảng 10.000ha trồng khoai, thời điểm đầu vụ, khoai được thương lái thu mua với mức giá lên đến 700 - 800 ngàn đồng/tạ, nhưng hiện khoai tốt chỉ còn 85 - 100 ngàn đồng/tạ, trong đó hộ sản xuất đất nhà phải bỏ ra từ 11 - 13 triệu đồng/công, còn đối với đất thuê tốn thêm từ 4 - 6 triệu đồng.
Hiện nay, khoai lang tím Nhật chủ yếu tiêu thụ qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, giá cả đều do Trung Quốc quyết định, nông dân phải lệ thuộc vào người mua trong khi gần như không có một hợp đồng nào được k kết, do vậy, việc mua bán của nông dân phải chịu nhiều rủi ro, và thiệt thòi.
Có thể bạn quan tâm

Tổng diện tích mặt nước có tiềm năng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của toàn TP là hơn 30.800ha, chưa kể mặt nước của các con sông. Thực hiện Chương trình phát triển NTTS, hàng năm, TP đầu tư từ 15 - 20 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển vùng NTTS tập trung, đảm bảo môi trường, dịch bệnh và ATTP như xây dựng hạ tầng, cung cấp thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học. Đến nay, toàn TP có trên 200 vùng nuôi có quy mô diện tích từ 30 - 200ha và hàng ngàn trang trại NTTS.

Chưa có năm nào diện tích nuôi thuỷ sản ở tinh Sóc Trăng lại tăng mạnh như năm nay. Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2014 trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 60.000 ha trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha.

“Theo khảo sát của chúng tôi, hiện có rất ít doanh nghiệp xuất khẩu cá tra chịu đầu tư để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng”, ông Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius) trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề hội thảo.

Tại Hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Nông nghiệp năm 2014, do Bộ NN & PTNT tổ chức ngày 15/10/2014, ông Bùi Quang Huy - Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh đã trình bày một số khó khăn và kiến nghị của ngành nuôi tôm ở ĐBSCL. Trong đó, ông Huy kiến nghị không đưa quy định DN nuôi tôm phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất vào đề án Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Việc nuôi chim trĩ thương phẩm đã được thực hiện ở một số địa phương trong nước, song ở Bình Định thì chưa phổ biến, chỉ một số ít hộ nuôi thử nghiệm, điển hình là gia trại nuôi chim trĩ của anh Bùi Văn Bảo, ở thôn Vạn Tín, xã Ân Hảo Tây, huyện Hoài Ân.