Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Thi Đua Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Thái

Nông Dân Thi Đua Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Thái
Ngày đăng: 09/10/2014

Vụ hè thu 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang phát động thi đua ứng dụng công nghệ sinh thái (CNST) trên toàn tỉnh thu hút 81 nông dân đăng ký tham gia ứng dụng trên tổng diện tích hơn 1.200 héc-ta. TS. Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đánh giá: “Chương trình rất có ích cho nông dân và nông thôn.

CNST quan trọng nhất là hiệu quả về xã hội. Khi nông dân thực hiện CNST tức là đã có sự thay đổi về nhận thức, giảm phun thuốc trừ sâu, ít gây ô nhiễm môi trường, nông thôn trở nên đẹp hơn. Đó là thành công của An Giang”.

Theo Chi cục BVTV An Giang, các mô hình tham gia thi đua có chiều dài bờ hoa từ 300 – 2.000 m, chất lượng bờ hoa của đa số đều đạt yêu cầu. Chủng loại hoa được chọn ở các mô hình khá đa dạng và phong phú, như: Sao nháy, hướng dương, cúc ngũ sắc, cúc tím, móng tay, màu gà… Ngoài ra, một số mô hình còn chọn trồng thêm loại cây tăng thu nhập, như: Mè, đậu bắp, đậu đen…

Nông dân Phan Văn Khị, xã Vĩnh Hậu (An Phú) đoạt giải nhất thi đua ứng dụng CNST vụ hè thu 2014 chia sẻ: “Từ năm 2011, qua tham quan thực tế ruộng ứng dụng CNST tôi thấy rất thiết thực và đẹp nên chủ động cùng nhiều nông dân địa phương đăng ký tham gia học tập lớp ứng dụng chương trình “1 phải, 5 giảm” và CNST. Chúng tôi ứng dụng trên tổng diện tích 50 héc-ta và từ đó đến nay, năm nào tôi cũng áp dụng 2 chương trình này.

Đặc biệt vụ hè thu 2014, Trạm BVTV An Phú động viên tôi tham gia thi đua ứng dụng CNST, tôi đồng ý ngay trên diện tích 12 công; chiều dài trồng hoa 310m, gồm các loại: Sao nháy, đậu bắp, cúc và hướng dương. Ưu điểm của mô hình là không sử dụng thuốc trừ sâu, lúa phát triển tốt, đạt năng suất 6,3 tấn/héc-ta, cao hơn 0,3 tấn/héc-ta và tiết kiệm hơn 3 triệu đồng so ruộng ngoài mô hình.

Trong thi đua ứng dụng CNST vụ hè thu 2014, Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp Tân Tiến (xã Vĩnh Khánh, Thoại Sơn) là đơn vị xuất sắc đoạt giải nhất tập thể. Nông dân Võ Thành Nhơn, đại diện tổ cho biết, có 7 nông dân tham gia ứng dụng trên tổng diện tích trồng lúa 33 héc-ta.

Trong đó, trồng cây có hoa trên bờ đê dài 2.000 m. Khi lúa đến giai đoạn làm đòng, đẻ nhánh là hoa trổ rất đạt, giúp thu hút thiên địch bảo vệ ruộng lúa trong suốt quá trình sinh trưởng. “Trồng hoa cũng dễ lắm, chỉ cần hái hoa có sẵn của vụ trước, lấy hạt rải xuống nền đất là tự động cây mọc lên, hình thành bờ hoa. Vào thời điểm 7 ngày sau khi sạ, tổ tiến hành trồng các loại cây có hoa. Lúc mới trồng cần chịu khó tốn công tưới nước thường xuyên vào sáng, chiều.

Khi cây đã bám rễ tốt, sau đó mới giảm dần nước tưới để duy trì hoa” – nông dân Võ Thành Nhơn nói. Vụ đông xuân 2014, Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp Tân Tiến đã trồng cây có hoa trên bờ ruộng, trong đó hoa hướng dương rụng và mọc lên nhiều nên khi bước sang vụ hè thu, nông dân trong tổ chỉ cần trồng giặm thêm một số loài hoa khác.

Hiệu quả của mô hình ứng dụng CNST là thu hút khá nhiều thiên địch, như: Bọ rùa, nhện lưới, kiến ba khoang, ong ký sinh… đến ruộng lúa. Từ đó, giúp nông dân giảm được 2 lần phun thuốc trừ sâu, tương đương 500.000 đồng/héc-ta. Nhiều nông dân cho rằng, đó là cách tính còn khiêm nhường, bởi thông thường bà con có tâm lý phun một lần khó nên cứ dồn nhiều loại thuốc vô phun chung nên chi phí đội lên cao hơn rất nhiều.

Điểm đáng lưu ý trong mô hình là giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe cho bà con nông dân. Cảnh quan ruộng lúa lại đẹp, khiến ai đi ngang cũng đều dừng chân ngắm nhìn.


Có thể bạn quan tâm

Ấn Độ phát triển giống lúa hữu cơ ưu thế lai chịu mặn Ấn Độ phát triển giống lúa hữu cơ ưu thế lai chịu mặn

Hiện nay, nông dân trồng lúa trong vùng nước nhiễm mặn của các huyện phía Bắc của các tiểu bang, đặc biệt là tiểu bang Kattampally, có thể trồng giống lúa hữu cơ chịu mặn mới được lai tạo trong chương trình nhân giống cây trồng hữu cơ của Trạm Nghiên cứu Nông nghiệp Vùng (RARS) tại Pilikkode thuộc Kasaragod của Ấn Độ.

18/07/2015
Phân bón nguồn cung dồi dào, giá ổn định Phân bón nguồn cung dồi dào, giá ổn định

Sau một thời gian tăng giá cục bộ, những ngày qua giá các loại phân bón đã ổn định trở lại.

18/07/2015
Ngành điều khó khăn do phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu Ngành điều khó khăn do phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu

Trong 6 tháng đầu năm 2015, ngành điều là một trong số rất ít nông sản có khối lượng và giá trị xuất khẩu tiếp tục khởi sắc. Tuy nhiên, ngành hàng này vẫn còn một số tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ cần thiết phải tập trung tháo gỡ.

18/07/2015
Xuất khẩu nông lâm-thủy sản trong sáu tháng giảm 2,8% Xuất khẩu nông lâm-thủy sản trong sáu tháng giảm 2,8%

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản tháng 6/2015 ước đạt 2,6 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành sáu tháng đầu năm 2015 lên 14,42 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2014.

18/07/2015
Miễn phí kiểm dịch thực vật quả vải xuất khẩu bằng hàng không Miễn phí kiểm dịch thực vật quả vải xuất khẩu bằng hàng không

Ngày 23/6, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi các đơn vị kiểm dịch thực vật thực hiện miễn thu phí kiểm dịch thực vật đối với quả vải tươi xuất khẩu bằng đường hàng không để đẩy mạnh xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam, đặc biệt là sang các thị trường mới mở.

18/07/2015