Nông Dân Tây Ninh Tranh Thủ Xuống Giống Khoai Mì
Khi nước trong hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) cạn kiệt, hơn 4.000 ha đất bán ngập trong hồ được người dân tận dụng trồng khoai mì cho năng suất và chất lượng bột khá cao.
Năm nay, Tết Nguyên đán vào đúng vào thời gian cao điểm để người dân xuống giống trồng cây khoai mì trong lòng hồ, nên nhiều gia đình ngay từ mùng 2 Tết đã tranh thủ ra đồng, xuống giống cho kịp thời vụ. Hiện không khí tại vùng đất bán ngập này diễn ra rất nhộn nhịp.
Ông Võ Thành Tơ, một nông dân có hơn 30 ha đất bán ngập xung quanh đảo Nhím trong hồ Dầu Tiếng cho biết, năm 2014 có nhiều người trồng khoai mì ở những diện tích thấp dưới cốt 20, nên hàng trăm ha khoai mì chưa đến thời điểm thu hoạch đã bị nước hồ dâng lên nhấn chìm, trắng tay. Rút kinh nghiệm năm trước, năm nay người dân không trồng khoai mì ở những diện tích dưới cốt nước 20, thay vào đó họ trồng các loại đậu, bắp, khoai lang, hàng bông... cho thu hoạch chắc ăn hơn, bởi thời gian trồng ngắn hơn.
Hiện nay, mỗi ngày có hàng trăm người và nhiều phương tiện, trâu bò vào lòng hồ trồng khoai mì. Nhất là ở khu vực đảo Nhím, nhiều hộ dân cất chòi, trại ở tại chỗ để trồng, chăm sóc khoai mì, do vậy tình hình an ninh, trật tự diễn ra khá phức tạp.
Có thể bạn quan tâm
Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên đán là mùa cá bông lau lại về. Vào thời điểm này, bà con ngư dân ở Vàm Nao (An Giang); Đại Ngãi và cù lao Dung (Sóc Trăng), đặc biệt là cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ lại rộn ràng chuẩn bị xuồng ghe, lưới để ra khơi.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) có trách nhiệm tổ chức phân giao cho các thương nhân trực tiếp sở hữu kho chứa lúa, gạo đúng tiêu chuẩn, thực hiện việc thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo.
Cụ thể, mấy ngày qua giá lúa ở các tỉnh như Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang… đều tăng từ 250-300 đ/kg. Hiện lúa thơm Jasmine 85 thương lái thu mua tại ruộng từ 4.950 – 5.000đ/kg đối với lúa tươi cắt máy. Lúa hạt dài OM 4900, OM 6976 giá 4.700 - 4.800đ/kg, IR 50404 giá 4.300 – 4.350đ/kg.
Chính vì thế, phải tranh thủ ra bán sớm. Và họ đã phán đoán đúng tình hình. “Bình thường, ở đây bán đến 7 giờ tối. Nhưng mấy ngày nay, tôi bán đến trưa là hết sạch. Hôm nào khỏe, bán luôn cữ chiều. Kiếm kha khá”, người phụ nữ tên Tuyết, tay cân rau cho khách, miệng nói liến thoắng.
Chuyện tưởng rằng không mới, “Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi”, nhưng không nói thì không xong. Bao năm qua, không ít doanh nghiệp đường vẫn loanh quanh với bài toán: Làm sao cân đối được các chi phí gồm chi phí thu mua mía nguyên liệu trong chữ đường bình quân ở mức 8-9 CCS, các khoản chi phí đầu vào khác đều tăng…; mà vẫn phải giúp nông dân có lời, không bỏ cây mía và nhà máy hoạt động hiệu quả.