Nông dân Quảng Lâm khẩn trương sản xuất vụ mùa
Trên mảnh ruộng nằm sát suối Sái Lương, vợ chồng anh Thào A Khua, bản Sái Lương đang cặm cụi làm máng dẫn nước vào ruộng để làm đất, chuẩn bị cấy lúa. Nghỉ tay tiếp chuyện chúng tôi, anh Khua nói: Mảnh ruộng này được cày sau cùng do nằm ở vị trí cao hơn suối Sái Lương, may có mấy trận mưa vừa rồi, nước suối dâng cao mới có nước để làm.
Năm nay, mưa muộn hơn nên tiến độ sản xuất lúa mùa cũng kéo dài theo. Đến nay, phần lớn diện tích ruộng của gia đình đã được cày ải xong; mạ cũng gieo được gần 3 tuần song chưa có nước nên chưa cấy được. Vụ mùa năm 2014 được mùa, tiền bán thóc, gia đình tôi mua cái máy cày mi ni nên năm nay 100% diện tích đều được cày bằng máy vừa nhanh vừa đỡ vất vả hơn. Vụ mùa năm nay, gia đình tôi gieo cấy gần 1ha ruộng bậc thang, sử dụng 100% giống địa phương. Bởi vì, giống địa phương cho năng suất ngang bằng với giống Nhị ưu 838 nhưng gạo dẻo và thơm hơn
Ở mảnh ruộng bên cạnh, anh Thào A Sinh cũng đang sửa lại bờ thửa để chuẩn bị cấy. Anh Sinh cho biết: Vụ mùa này, gia đình tôi gieo cấy khoảng 1,5ha ruộng bậc thang. Tôi sử dụng cả 2 loại giống: lúa địa phương và Nhị ưu 838.
Cũng như bản Sái Lương, người dân các bản còn lại của xã Quảng Lâm đang khẩn trương làm đất cấy lúa vụ mùa. Bản Quảng Lâm có diện tích gieo cấy lúa mùa lớn nhất xã với 22ha. Ông Vàng Văn Hiền, Trưởng bản Quảng Lâm cho biết: So với những bản khác, bản Quảng Lâm có vị trí thuận lợi để sản xuất lúa ruộng.
Những năm gần đây, bà con sản xuất lúa theo đúng khung thời vụ, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật nên năng suất, sản lượng lúa năm sau cao hơn năm trước (năng suất vụ mùa năm 2014 đạt 55,7 tạ/ha cao hơn năm 2013 là 1,5 tạ/ha). Để vụ mùa thắng lợi, bà con phải tuân thủ nghiêm lịch thời vụ, cơ cấu giống và tiến hành sản xuất theo quy trình kỹ thuật mà cán bộ khuyến nông huyện đã tập huấn trước khi vào mùa vụ.
Ông Giàng A Xìa, Chủ tịch UBND xã Quảng Lâm, cho biết: Vài năm trở lại đây, bà con tích cực khai hoang ruộng nước nên diện tích lúa mùa của xã liên tục tăng. Vụ này toàn xã gieo cấy 69ha lúa mùa, tăng 15ha so với năm 2013. Sản xuất vụ mùa thường gặp mưa nhiều, lắm cỏ, phun thuốc trừ cỏ không hiệu quả nên bà con chủ yếu gieo mạ để cấy chứ không gieo vãi như vụ đông xuân. Bước vào vụ mùa, xã đã đề nghị Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện kết hợp với cán bộ khuyến nông xã tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác vụ mùa như: Vệ sinh đồng ruộng; thời vụ gieo trồng; cơ cấu giống, kỹ thuật chăm sóc, cách sử dụng phân bón cho từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa; phòng trừ sâu bệnh cho lúa… cho nông dân. Nhờ đó, người dân tuân thủ đúng khung thời vụ và cơ cấu giống, sản xuất đúng quy trình kỹ thuật đề ra. Đến thời điểm này, toàn xã đã cấy được khoảng 40% diện tích, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi thì xã sẽ hoàn thành việc gieo cấy vụ mùa trước ngày 15/7.
Có thể bạn quan tâm
Trước vụ việc một số người chăn nuôi heo dùng chất tạo nạc để trục lợi bất chính diễn ra trên diện rộng, các cơ quan chức năng đã vào cuộc truy tận nơi sản xuất chất cấm này. Bước đầu đã hé lộ những đối tượng vi phạm.
Với niềm đam mê chăn nuôi, anh Võ Đình Duẫn (thôn Bắc Lân, xã Ba Động, Ba Tơ, Quảng Ngãi) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mô hình trang trại chăn nuôi heo khép kín. Sau 3 năm, mô hình này đã mang lại doanh thu tiền tỷ cho gia đình anh.
Đó là mô hình của nông dân Huỳnh Trung Tràng, sinh năm 1957, ấp Sóc Mới, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, doanh thu hàng năm đạt trên 200 triệu đồng, lợi nhuận đạt từ 100 - 120 triệu đồng/năm.
Ra riêng với 2 công ruộng trồng lúa của cha mẹ cho vào năm 1990, cuộc sống gia đình mới Nguyễn Nghĩa Dũng (ấp Nam, xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) rất khó khăn. Với bản tính ham mê chăn nuôi nhưng lại không có vốn, vợ chồng anh Dũng đã phải xin và được cha mẹ đồng ý cho bán đồ cưới để mua một con heo nái về nuôi.
Nhằm khuyến khích bà con nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng (Yên Sơn). Đến nay bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.