Nông dân nước ngoài dùng vịt trừ sâu trong canh tác cây lúa
Kỹ thuật trồng lúa xưa kia đã được khôi phục lại nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Những người nông dân Nhật Bản và Pháp đã tiến hành sử dụng những chú vịt thay thế thuốc BVTV của ông cha xưa kia.
Người nông dân Nhật Bản đã tìm lại được kỹ thuật trồng lúa cổ truyền giúp tăng sản lượng mà không cần phải sử dụng hoá chất.
Takao Furuno, 61 tuổi, đã trồng lúa và lúa mỳ mà không sử dụng hóa chất trên trang trại 6 ha của mình ở làng Keisen, trên đảo Kyushu của Nhật Bản.
Ông đã khám phá ra kỹ thuật trồng lúa cổ đại liên quan đến việc sử dụng vịt. Hàng chục chú vịt được nuôi trong nông trại, 'làm nhiệm vụ' tuần tra các cánh đồng lúa. Chúng ăn côn trùng và cỏ dại mà không chạm vào cây lúa. Hoạt động lội nước của chúng giúp oxy hóa nước và xới đất. Phân của chúng là nguồn phân bón tự nhiên.
Một nông dân Nhật đang phun thuốc bảo vệ thực vật trên một cánh đồng lúa thuộc quận Chiba, Nhật Bản Ảnh: Andy Rain
Furuno đã cắt giảm chi phí sản xuất và tăng sản lượng lên khoảng 1/3 so với các hàng xóm của mình, những nguời sử dụng phân bón hóa học. Đồng thời ông cũng có nguồn thu từ bán vịt.
Khoảng 10.000 nông dân Nhật đã mua The Power of Duck [sic], cuốn sách mà ông xuất bản năm 2000.
Ảnh Internet
Năm 2011, kỹ thuật này đã được thử nghiệm thành công tại Camargue, miền Nam nước Pháp.
Hiện nay, theo Bernard Poujol - người nông dân Pháp, ông tin rằng những chú vịt sẽ mang lại nhiều hy vọng cho những cánh đồng lúa. Ông cho biết, những chú vịt này ăn côn trùng và cỏ dại mà không chạm tới cây lúa. Mùa đông là mùa canh tác lúa và xung quanh chúng ta có rất nhiều cỏ dại mọc - ông cho hay. Hầu hết chúng là các mầm cỏ dại. Những mầm đã được các chú vịt ăn sẽ không mọc lại nữa vào năm sau.
Tuy nhiên có một vấn đề đó là những chú vịt này sau 1 năm trở nên rất béo và chúng bắt đầu giẫm lên những cây lúa. Chính vì vậy, Bernard phải thay thế chúng và những chú vịt béo này chủ yếu được dùng để làm patê. Năm nay, Bernard tiến hành thử hành giống vịt mới có tên là Indian Runner, giống vịt này giữ được thân hình nhỏ và hy vọng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo sinh kế cho người dân, năm 2017, huyện Trà Bồng đã chọn giống dừa xiêm lùn để đưa vào trồng ở một số địa phương trên địa bàn
Giảm lượng giống trong canh tác lúa được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giảm chi phí sản xuất và hạn chế sự phát triển của nhiều loại dịch hại
Giống lúa ĐT 100 của Cty giống Cây trồng Quảng Ninh, dù lần đầu tiên được khảo nghiệm tại Bạc Liêu, nhưng được nhiều nông dân đánh giá rất cao.