Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Nông dân Huế trồng bí đỏ leo giàn tránh ngập mưa

Nông dân Huế trồng bí đỏ leo giàn tránh ngập mưa
Tác giả: Thư Kỳ
Ngày đăng: 10/05/2018

Chị Hoàng Thanh Mai thử nghiệm trồng bí đỏ leo giàn cho năng suất hơn tấn mỗi sào sau khi mất trắng vụ 2016 vì mưa nhiều.

Bí leo giàn sai quả. Ảnh: Bizmedia

Với vị trí địa lý đặc biệt, nơi dãy Trường Sơn chạy dọc đột nhiên rẽ ngang ra biển, Thừa Thiên Huế trở thành một trong những tỉnh có lượng mưa nhiều nhất cả nước. Hàng năm, lượng mưa trung bình đều vượt quá 2.600 mm. Mưa diễn ra 200-220 ngày ở vùng núi, 150-170 ngày tại đồng bằng duyên hải, có tháng ròng rã 16-24 ngày.

Theo chị Hoàng Thanh Mai (thôn Lại Bằng, phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, TP Huế), bí đỏ vốn trồng bò lan mặt đất. Tuy nhiên, vụ bí đỏ năm ngoái thối gần hết do mưa ẩm nhiều. 

Sau khi xem video hướng dẫn của một số kỹ sư ngoài Bắc, chị nhận thấy mô hình leo giàn phù hợp với điều kiện mưa nhiều tại Huế. Tháng 11/2017 vào đúng đầu mùa mưa, chị xuống giống thử nghiệm vụ bí mới theo hình thức leo giàn để tìm hướng đi khác biệt.

Bén duyên với nông nghiệp từ 2015 sau nhiều năm làm việc cho tổ chức phi chính phủ, chị Mai mất một năm để tìm được vùng đất gần 3 ha tại thôn Lại Bằng, nằm thọt lỏm trong rừng keo lá chàm và bạch đàn. Chị cho biết, mảnh đất này trước đây được nông dân trồng lạc, phải bỏ thêm 2 năm cải tạo bằng phân chuồng ủ hoai và phân cá ủ với chế phẩm vi sinh.

Chị Mai cho biết, đầu tư làm nông nghiệp công nghệ cao khá tốn kém, riêng hệ thống tưới (tưới phun tia, phun mưa, ống bơm nước) tiêu tốn cả trăm triệu. Ngoài ra việc thiết kế trồng cây gì cũng phải tính toán kỹ lưỡng dựa trên xét nghiệm mẫu đất, điều kiện khí hậu địa phương.

Dàn bí đỏ xây dựng cao 1m70, thuận lợi cho chăm sóc, cắt tỉa ngọn và thu hoạch. Đồng thời, kết cấu phải chắc chắn để chịu được sức nặng của hàng trăm quả bí, mỗi quả nặng 1,5-2kg.

Chị Mai thu hoạch bí leo giàn. Ảnh: Bizmedia

Vụ bí trồng từ tháng 11 sẽ cho thu hoạch đến cuối tháng 4. Sau bí đỏ, chị Mai tiến hành luân canh cây trồng, dành hệ thống giàn cho những cây leo khác như bí xanh, bầu, mướp…

Với những cây leo giàn, chị Mai sử dụng tưới phun tia. Cây có bộ rễ lan rộng, nên cách tưới này giúp hệ rễ nhận đủ nước. Ngoài ra, không phun thuốc bảo vệ thực vật mà sử dụng các chế phẩm thảo mộc từ gừng, riềng, ớt phun cho cây, kết hợp sử dụng bẫy sinh học hạn chế côn trùng tấn công quả.

Hệ thống tưới phun tia cho các loại cây bầu, bí leo giàn. Ảnh: Bizmedia

Với giá bán ổn định 20.000 đồng mỗi kg, hiện mỗi ngày cửa hàng Mai Organic cung cấp đều đặn vài chục kg bí đỏ cho người tiêu dùng Huế cùng đủ loại rau ăn lá, bầu, mướp rắn…


Có thể bạn quan tâm

Trồng hoa loa kèn thu nhập cao ở Thừa Thiên – Huế Trồng hoa loa kèn thu nhập cao ở Thừa Thiên – Huế

Cây hoa loa kèn không chỉ giúp người dân phường Thủy Biều (TP Huế, Thừa Thiên – Huế) có thu nhập cao và ổn định mà còn làm cho đường phố thêm phần thơ mộng.

10/05/2018
Có thể làm giàu từ nông nghiệp an toàn Có thể làm giàu từ nông nghiệp an toàn

Các chuyên gia nông nghiệp cũng khẳng định: Làm nông nghiệp hoàn toàn có thể làm giàu.

10/05/2018
Nông dân mày mò trồng 3.000 m2 táo trên đồi núi Tân Sơn Nông dân mày mò trồng 3.000 m2 táo trên đồi núi Tân Sơn

Vườn táo 4 tấn mang lại nguồn thu nhập cao hơn cả đàn lợn rừng, bưởi, vải thiều... cho gia đình anh Nguyễn Mạnh Đức.

10/05/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.