Nỗ Lực Triển Khai Các Đề Tài, Dự Án Khoa Học Ứng Dụng Vào Sản Xuất

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, trong đời sống, sản xuất, nhiều vấn đề bức xúc cần được quan tâm, nghiên cứu và giải quyết. Nhu cầu đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng tăng cao.
Năm 2010, ngành KHCN chủ động phối hợp với các ngành, địa phương trong tỉnh và một số cơ quan TW tổ chức triển khai 29 danh mục đề tài, dự án khoa học; 4 đề tài, dự án được Bộ KH & CN hỗ trợ. Qua đánh giá nghiệm thu cho thấy, chất lượng hiệu quả thực hiện các đề tài, dự án được nâng lên.
Thành quả đó chính là kết quả của việc tích cực đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức thực hiện các đề tài, dự án KH & CN trên địa bàn tỉnh. Từ đó, khơi dậy phong trào người dân tiếp thu ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Đơn cử như: Dự án “áp dụng các biện pháp thâm canh thích hợp cây bông nhằm góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển nông nghiệp bền vững tại 3 xã: Luân Giói, Chiềng Sơ và Mường Luân (huyện Điện Biên Đông), với tổng số 30ha. Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân thâm canh bông xen ngô, bông xen đậu tương. Với quy trình sản xuất đúng, năng suất của mô hình đạt 1,7 – 2 tấn/ha, tăng gấp 1,5 lần phương pháp truyền thống. Cùng với đó, cây đậu tương và ngô trồng xen trên cùng diện tích phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Không chỉ nhân rộng những mô hình hiệu quả, qua việc triển khai thành công các đề tài, dự án khoa học, giúp ngành trồng trọt cải thiện các kỹ thuật tiến bộ về giống, dinh dưỡng, kỹ thuật bảo vệ cây trồng… Trong đó, chương trình “3 giảm, 3 tăng” đã giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất lúa: giảm lượng giống gieo sạ, phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất lúa theo hướng bền vững. Theo thống kê của ngành chức năng, đến nay, khoảng 30% nông dân trong tỉnh đã biết ứng dụng quy trình phòng trừ tổng hợp (IPM) trong sản xuất rau màu.
Song song với việc triển khai các đề tài, dự án khoa học, thông qua các dự án chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, năm 2010, ngành KH & CN phối hợp với đơn vị chuyên môn mở 13 lớp tập huấn kỹ thuật cho 764 lượt người tại các huyện: Tủa Chùa, Tuần Giáo, Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng và T.P Điện Biên Phủ. Qua đó, nâng cao năng lực, kỹ năng áp dụng kỹ thuật cho cán bộ cơ sở và người dân.
Năm 2011, ngành KH & CN tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy ứng dụng KH & CN vào đời sống, KT – XH; triển khai 29 danh mục đề tài, dự án; trong đó tập trung nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các thành tựu KH & CN vào lĩnh vực sản xuất và đời sống, chú trọng lĩnh vực nông, lâm nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 29/8/2013, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng tổ chức tập huấn lần 2 mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực khu vực miền núi theo quy trình GAP tại hội trường Trung tâm Nông nghiệp huyện Lâm Hà.

Năm 2012, xã Lương Sơn (Ninh Sơn) đã triển khai thí điểm 10 mô hình kinh tế về chăn nuôi, trồng trọt, với tổng kinh phí trên 450 triệu đồng; trong đó có 5 mô hình nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư cùng với nông dân.

Năm 2009, anh Tân đầu tư 300 ngàn đồng để trồng sen trên 2 sào ruộng. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm trồng đúng kỹ thuật, chăm sóc tốt, bón phân đúng quy trình nên ruộng sen của anh Tân phát triển nhanh và cho thu hoạch mỗi năm 3 vụ. Sản phẩm thu được từ cây sen như ngó sen, búp sen, hạt sen…

Cảnh báo của các nhà khoa học, doanh nghiệp về mối nguy hại của con tôm thẻ chân trắng (TTCT), cũng như lợi thế của con tôm sú, đã chứng minh vai trò, tầm quan trọng của con tôm sú đối với sự phát triển của nghề nuôi và xuất khẩu thủy sản. Do vậy, vấn đề đặt ra là Bạc Liêu làm gì để phát huy thế mạnh này và giúp con tôm sú không ngừng nâng cao giá trị.

Từ nguồn vốn Chương trình 30a, cơ quan chức năng đã chọn hộ ông Lê Xuân Dũng (ở thôn Minh Xuân, xã Long Mai, huyện Minh Long, Quảng Ngãi) để hỗ trợ triển khai thí điểm mô hình nuôi cá thác lác cườm.