Niềm vui trước thềm năm mới
Đột phá chương trình nông thôn mới
Tổng kết Chương trình xây dựng NTM năm 2015, Hải Phòng vui mừng với kết quả 48 xã (chiếm 1/3 số xã của toàn thành phố) đã về đích cả 19 tiêu chí, 10 xã đạt từ 15- 18 tiêu chí, 80 xã (57,55% số xã) đạt từ 10- 14 tiêu chí NTM.
Để đạt được kết quả đáng mừng này, Hải Phòng được đón nhận sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, sự nỗ lực, phấn đấu của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn và đặc biệt là sự ủng hộ, đóng góp nhiệt tình của đông đảo các tầng lớp nhân dân nội, ngoại thành Hải Phòng với tổng nguồn lực lên đến 4.393,527 tỷ đồng
Trong đó, ngân sách trung ương và thành phố hỗ trợ trực tiếp 1.162,877 tỷ đồng, vốn lồng ghép các chương trình 410, 650 tỷ đồng, vốn ODA đầu tư phát triển nông nghiệp 20 tỷ đồng, ngân sách huyện, xã và nhân dân đóng góp 2.800 tỷ đồng.
Điều đặc biệt là số kinh phí này được phân bổ, đầu tư có trọng điểm vào các lĩnh vực cấp thiết liên quan đến đời sống người dân nông thôn, nhất là những công trình làm thay đổi diện mạo NTM, để mỗi người dân địa phương, những người con xa xứ lâu ngày về thăm quê có thể cảm nhận được sự thay da đổi thịt từng ngày của quê hương mình.
Đó là việc hỗ trợ 100% lượng xi măng làm đường giao thông nội đồng, đường giao thông nông thôn (ngõ, xóm) các huyện và đường ngõ phố, đường phục vụ sản xuất nông nghiệp các thị trấn thuộc huyện và các phường (thuộc 3 quận Đồ Sơn, Dương Kinh, Kiến An) với kinh phí 554,975 tỷ đồng, tương ứng khoảng 374.174 tấn xi măng thực hiện bê tông hóa khoảng 2.347km đường giao thông nông thôn (1.472km đường giao thông thôn, xóm, đường khu dân cư; 875km đường giao thông nội đồng).
Ước đến 31.12.2015, các địa phương tiếp nhận 320.571 tấn xi măng (bằng 85,68% số lượng xi măng đã được thành phố phân bổ), thực hiện bê tông hóa được 2.030km, bằng 86,51% kế hoạch (giao thông thôn xóm, khu dân cư 1.472 km, bằng 100%; giao thông nội đồng 558km, bằng 63,81%).
Trong đó có 4 huyện, quận Tiên Lãng, An Dương, Bạch Long Vỹ, Đồ Sơn và các thị trấn tiếp nhận 100% lượng xi măng được phân bổ.
Đó là việc hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho 41 xã đăng ký về đích năm 2015 là 550, 981 tỷ đồng để làm đường giao thông trục chính đến trung tâm xã, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, sửa sang trường học, cơ sở vật chất văn hoá, xây dựng hệ thống thoát nước thải...
Đó là chương trình hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã đăng ký về đích 19 tiêu chí năm 2015 là 550,981 tỷ đồng để xây dựng đường giao thông trục chính đến trung tâm xã, nâng cấp hệ thống thủy lợi, sửa sang trường học, nhà văn hóa, giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn;
Đó là chương trình hỗ trợ thực hiện các đề án phát triển sản xuất với mức đầu tư 44,8 tỷ đồng bao gồm:
Xây dựng 9 mô hình cơ giới hóa đồng bộ phục vụ sản xuất nông nghiệp, 1.780 mô hình hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học, trồng cây phân tán tạo cảnh quan môi trường, dồn điền đổi thửa ruộng đất, chỉnh trang đồng ruộng cho 19 xã với tổng diện tích 4.138ha, xây dựng 11 cánh đồng lớn (325ha) rau màu, 71 vùng sản xuất lúa thuần (320ha), 40 mô hình vùng sản xuất trồng trọt tập trung (1.060ha) an toàn thực phẩm.
Tăng tốc đầu tư cho nông thôn
Năm 2016 có thể coi là năm Hải Phòng tiếp tục tăng tốc đầu tư xây dựng NTM với mục tiêu có thêm 25-30 xã về đích nâng tổng số xã đạt 19 tiêu chí NTM lên 73 xã, đạt hơn một nửa số xã hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM trên địa bàn; bình quân các xã trên địa bàn đạt 15 tiêu chí.
Năm 2016 có thể coi là năm Hải Phòng tiếp tục tăng tốc đầu tư xây dựng NTM với mục tiêu có thêm 25 xã đến 30 về đích nâng tổng số xã đạt 19 tiêu chí NTM lên 73 xã, đạt hơn một nửa số xã hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM trên địa bàn; bình quân các xã trên địa bàn đạt 15 tiêu chí.
Thành phố tiếp tục ưu tiên kinh phí để đầu tư xây dựng hoàn thiện tiêu chí số 2 (đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng) ở tất cả các xã; tập trung kinh phí đầu tư xây dưng cơ bản để thực hiện tiêu chí số 17 (tiêu chí môi trường).
Với mục tiêu này, Hải Phòng dự kiến cần số kinh phí lên tới 3.500 tỷ đồng.
Trong đó, ngân sách thành phố hỗ trợ trực tiếp 1.150 tỷ đồng (500 tỷ đồng dành cho 25 xã về đích năm 2016, 350 tỷ đồng hỗ trợ xi măng xây dựng giao thông nông thôn năm 2016, 220 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư xây dựng các hạng mục công trình liên quan tới tiêu chí môi trường nông thôn, 50 tỷ đồng hỗ trợ thực hiện các chương trình, đề án phát triển sản xuất, 19 tỷ đồng hỗ trợ thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp...);
Kinh phí lồng ghép từ các chương trình dự án 500 tỷ đồng; 500 tỷ đồng kinh phí trả nợ mua xi măng năm 2015;
Kinh phí ngân sách huyện, xã và nhân dân đóng góp khoảng 1.344 tỷ đồng...
Để thực hiện thành công ước muốn trong năm 2016, thành phố đã đưa ra hàng loạt các giải pháp bao gồm: Chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về mục đích, ý nghĩa, nội dung của Chương trình xây dựng NTM;
Đẩy mạnh phong trào thi đua "Toàn dân chung sức xây dựng NTM" ở tất cả các ngành, các địa phương, các đoàn thể; kịp thời phát hiện và nhân rộng các cách làm hay, mô hình tốt để phổ biến rộng rãi, khen thưởng thỏa đáng các xã làm tốt, khen thưởng động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho Chương trình xây dựng NTM, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cộng đồng dân cư nông thôn, từ đó khích lệ người dân tích cực tham gia hưởng ứng đóng góp, cùng địa phương thực hiện;
Thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ, công khai, tự nguyện, tổ chức rà soát, đánh giá, lấy ý kiến đồng thuận của người dân trước khi thực hiện các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp với khả năng huy động sức dân, không chạy theo thành tích dẫn đến huy động quá sức dân.
Thành phố và các địa phương tập trung huy động các nguồn lực, bố trí lồng ghép các nguồn vốn để nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, chú trọng thực hiện nội dung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn, xóa đói, giảm nghèo gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Độc giả Giàng A Thào, xã Phiềng Phằn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La hỏi: Để thực hiện chính sách giảm nghèo, Nhà nước đã ban hành chính sách hỗ trợ khoán trồng và bảo vệ rừng cho người dân vùng cao, DTTSD. Vậy mức hỗ trợ là bao nhiêu?
“Trong thời gian tới, tổ chức Hội Nông dân (ND) các cấp tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan giám sát chặt chẽ việc sản xuất, buôn bán vật tư phân bón trên địa bàn…” - ông Lều Vũ Điều - Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN nêu ý kiến trước thực trạng phân bón giả nở rộ trở lại gần đây.
Ngày 30.12, tại hội nghị tổng kết công tác năm 2015 của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, lãnh đạo Chi cục cho biết, đến nay toàn TP.Hà Nội đã có 201/386 xã (đạt 523,07%) đạt chuẩn nông thôn mới; 185 xã còn lại có 102 xã đạt và cơ bản đạt 15-18 tiêu chí.