Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Những Thách Thức Của Chương Trình Phát Triển Bò Sữa Ở ĐBSCL

Những Thách Thức Của Chương Trình Phát Triển Bò Sữa Ở ĐBSCL
Ngày đăng: 07/07/2013

Đặc thù của ĐBSCL khác với MĐNB là có mùa lũ lụt, có nhiều vùng đất phèn, nhiễm mặn.

Mùa lũ từ tháng 7- 11 hàng năm. Trong 75 năm qua, ở ĐBSCL chỉ có 01 năm không xảy ra lũ tụt (1998), lũ càng lớn, mức ngập lụt càng sâu, diện ngập lụt càng rộng. Mưa lớn trong các tháng 8, tháng 10, trùng với lúc có đỉnh lũ, làm cho thời gian rút nước kéo dài. Vì vậy, chỉ có thể phát triển bò sữa ở những vùng "kiểm soát dược lũ”, có đê bao bảo vệ khu dân cư và chuồng trại bò sữa, bảo đảm giao thông trong mùa lũ, các khu trồng cỏ không bị úng ngập dài ngày.

Về đất phèn, ở ĐBSCL vùng đất phèn chiếm 40% diện tích, trong đó 19% đất phèn nặng. Trong mùa lũ, nhờ chế độ chảy tràn và chế độ ngập sâu có tác dụng cải tạo phèn. Chính vì vậy, ở vùng kiểm soát được lũ sẽ dễ dàng thau chua, rửa phèn, tiến hành lên liếp, làm đê bao, có đủ điều kiện để trồng cỏ thâm canh, xây cất chuồng trại cho bò sữa. Trái lại, ở những vùng không kiểm soát được lũ thì không thể nuôi bò sữa ổn định, lâu dài.

ĐBSCL còn có vùng bị xâm nhập mặn, tổng diện tích trên 520.000 ha. Nhờ hệ thống đê và cống ngăn mặn, có tác động tích cực, hạn chế mức độ xâm nhập mặn. Tuy nhiên, đối với những vùng bị xâm nhập mặn quanh năm, việc nuôi bò sữa sẽ rất khó khăn, kém hiệu quả.

Như vậy, việc phát triển bò sữa ở ĐBSCL không thể chỉ là "chung sống với lũ” mà phải gắn với việc "Kiểm soát được lũ”. Chỉ nên quy hoạch nuôi bò sữa ở những vùng ngập nông, có hệ thống bờ bao đủ sức kiểm soát dòng chảy nhằm tránh những tổn thất có thể xảy ra. ở những vùng đất cao trồng lúa kém hiệu quả, có thể chuyển sang trồng cỏ để nuôi bò sữa.

Mô hình thích hợp là 02 vụ lúa + VAC (trong đó C là chuồng nuôi 5- 10 bò sữa) thu lợi nhuận cao, tận dụng lao động nông nhàn, góp phần cải thiện cảnh quan môi trường và đời sống dân cư vùng lũ, VAC được tạo bởi bờ cao và rộng (cao hơn đỉnh lũ là 0,5m). Trên bờ cao này có thể trồng cỏ và cây thức ăn cho bò, làm chuồng nuôi bò sữa, lấy phân bò bón cho cỏ và nuôi cá. Bò sữa được nuôi theo phương thức cầm cột, cung cấp thức ăn tại chuồng. Chuồng bò sữa nhất thiết không để nền đất, phải láng xi măng, khô ráo, không đọng nước, không để phân lưu cữu trong chuồng. Vùng có nhiều muỗi cần phải che mùng cho bò sữa.


Có thể bạn quan tâm

Công nghệ mới hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa Công nghệ mới hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa

Một dự án thực hiện trong vòng 3 năm tại Scốt-len đã đưa ra Một vòng cổ thông minh có tác dụng theo dõi chặt chẽ sức khỏe của các con bò sữa và chuyển kết quả đến cho người nông dân thông qua điện thoại di động.

25/04/2016
Bò sữa có thể nhắn tin khi bị bệnh Bò sữa có thể nhắn tin khi bị bệnh

Các nhà khoa học Anh vừa phát minh một vòng đeo cổ kỹ thuật số cho bò sữa. Thiết bị này sẽ đo đếm vị trí đầu của bò, nhiệt độ cơ thể bò để biết bò có bị bệnh hay không.

26/04/2016
Sữa non từ bò mẹ khi được bảo quản đúng cách vẫn rất tốt cho bê con Sữa non từ bò mẹ khi được bảo quản đúng cách vẫn rất tốt cho bê con

Một nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Texas và trường Đại học Florida thực hiện cho thấy, sữa non của bò mẹ dù là sữa mới vắt hay được bảo quản đông lạnh đều là thức ăn tốt nhất đối với các con bê con mới chào đời.

26/04/2016
Vai trò của Toyocerin đối với khả năng miễn dịch của bê Vai trò của Toyocerin đối với khả năng miễn dịch của bê

Hệ thống miễn dịch là một nhóm phức tạp của các quá trình sinh học đảm nhiệm việc duy trì sức khỏe cho động vật.

28/04/2016
Phân tích DNA có thể giúp lựa chọn các giống bò tốt nhất Phân tích DNA có thể giúp lựa chọn các giống bò tốt nhất

Cho đến nay, ngành sản xuất chăn nuôi bò thịt vẫn đang sử dụng các công nghệ thấp để đánh giá chất lượng thịt bò như đánh giá dựa trên trọng lượng thịt và tỷ lệ mỡ và thịt. Tuy nhiên, các phương pháp truyền thống như vậy có thể thiếu khả năng cạnh tranh ở quy mô công nghiệp.

28/04/2016