Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Những lưu ý khi nuôi tôm trái vụ

Những lưu ý khi nuôi tôm trái vụ
Tác giả: Xoan Anh
Ngày đăng: 27/12/2018

Cuối năm 2013 và những tháng đầu năm 2014 tình hình giá cả tôm thương phẩm trên thị trường tăng cao do nhu cầu tiêu thụ của người dân trong dịp tết nguyên đán tăng cao và các doanh nghiệp muốn mua thu tôm nguyên liệu dự trữ để ra tết có nguyên liệu cho nhà máy hoạt động.

Theo công văn số 3426/SNN-TS ngày 11/12/2013 của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc hướng dẫn khung lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản năm 2014 trên địa bàn tỉnh thì khuyến cáo bà con nông dân nuôi trồng thủy sản một năm chỉ nên nuôi 2 vụ tôm, thời gian còn lại là để cải tạo ao nuôi và lấy nước vào ao lắng để phục vụ cho các vụ tiếp theo. Vụ 1 thường thả giống đầu tháng 3 đến tháng 7, vụ 2 thả từ đầu tháng 8 thời gian gần tết và ra ngoài tết không nên thả để và cải tạo ao để chuẩn bị lấy nước vào ao nuôi vụ mới.

Tuy nhiên người dân thường hay thả vụ phụ (thả giống sau noel 25/12) để kiếm thêm thu nhập và giá tôm vụ phụ thường cao hơn 2 vụ chính. Việc thả nuôi vụ phụ gặp rất nhiều rủi do nên bà con nông dân cần lưu ý một số vấn đề sau:

Những tháng cuối năm 2013, các chứa nước thường xã nước để bà con nông dân lấy nước làm nông nghiệp vụ thu đông nên việc lấy nguồn nước mặn gặp rất nhiều khó khăn. Nếu xác định nuôi thì phải lấy nguồn nước mặn thời gian trước đó vào ao lắng để dự trữ trước.

Thời điểm cuối năm chênh lệch nhiệt độ trong ngày thường cao nên dễ phát sinh dịch bệnh. Đặc biệt là thời điểm cuối tháng 12, nhiệt độ thường khá thấp (có thể dưới 200C) nếu không có biện pháp chăm sóc và phòng bệnh tốt cho tôm sẽ rất dễ dẫn đến thất bát vụ nuôi.

Vì không có nguồn nước mặn để thay nước trong ao liên tục, nên bà con nông dân cần phải tăng cường sục khí cho ao nuôi, khi cho ăn phải bổ xung các vitamin C để cho tôm ăn.

Bổ sung vitamin C vào thức ăn đề tăng cường sức đề kháng cho tôm

Trước khi nuôi thì bà con bên xử lý đáy ao thật kỹ, xừ lỷ nguồn nước qua hệ thống lắng, lọc trước khi đưa vào ao nuôi. Bà con nên xác định mật độ thả trong vụ phụ này phải thưa khoảng 40 – 60 con/m2 là thích hợp. Nếu nuôi mật độ dày quá thì càng sang các tháng tiếp theo do nguồn nước không được thay liên tục nên nhu cầu oxy không đáp ứng đu nên thường hay xảy ra tình trạng nhiều ao tôm rớt đáy liên tục.

Cần kiểm soát các chỉ số của môi trường nước đặc biệt là lượng oxy hòa tan, độ mặn, độ Ph và theo dõi, chăm sóc tôm nuôi kĩ hơn so với thời điểm nuôi thông thường trong năm.

Trong điều kiện hạn chế về tài chính, biện pháp giảm bớt độ lạnh vào thời điểm cuối tháng 12 cho ao nuôi là ngoài lưới che phủ chống chim cò, có thể phủ thêm một lớp lưới phủ nông nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Lợi ích của chế phẩm sinh học đối với tôm nuôi Lợi ích của chế phẩm sinh học đối với tôm nuôi

Sự phát triển nhanh chóng của hoạt động nuôi tôm đã kéo theo việc suy giảm sản lượng trên toàn thế giới mà nguyên nhân chính là việc bùng phát dịch bệnh

20/11/2018
Bệnh vàng mang, vàng gan trên tôm Bệnh vàng mang, vàng gan trên tôm

Phòng bệnh vàng mang, vàng gan trên tôm cần được thực hiện từ khâu chuẩn bị ao nuôi đến khâu lựa chọn con giống chất lượng không mang mầm bệnh

20/11/2018
Nuôi tôm sú an toàn, không kháng sinh: Lợi ích thấy rõ Nuôi tôm sú an toàn, không kháng sinh: Lợi ích thấy rõ

Giới thiệu mô hình nuôi tôm sú bền vững không lạm dụng thuốc kháng sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm; gắn kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp

29/11/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.