Những lưu ý khi lắp đặt môtơ điện trong nuôi tôm
Trong số các vụ tai nạn điện trong dân xảy ra thời gian vừa qua có nhiều vụ do người dân quá chủ quan khi lắp đặt môtơ điện.
Theo đó những lưu ý khi lắp đặt mô tơ điện trong nuôi tôm như:
1. Người nuôi tôm thường không chú ý đến việc sử dụng dây nối đất an toàn. Nhưng để giảm nguy hiểm khi có sự cố về điện xảy ra thì phải sử dụng dây nối đất an toàn cho thiết bị (nối đất vỏ môtơ) .
2. Không sử dụng môtơ kém chất lượng, không đúng tiêu chuẩn. Nên lựa chọn công suất môtơ phù hợp với công suất sử dụng, do nhà sản xuất uy tín cung cấp.
3. Bảo quản môtơ trong quá trình sử dụng, che chắn kỹ, tránh đặt mô tơ ở vị trí đặt ẩm thấp vì rất dễ dẫn đến hư hỏng, chạm chập, rò điện. Các hộ nuôi tôm khi sử dụng môtơ điện nên lắp đặt thiết bị chống giật để đảm bảo an toàn.
4. Không nên lắp đặt cầu dao ngắt điện ở nơi quá xa, khiến cho việc xử lý khi có tai nạn xảy ra không kịp thời…Nên đặt môtơ tại một vị trí cố định, nguồn điện đấu vào môtơ phải qua cầu dao riêng (hoặc áp-tô-mát) để chủ động ngắt nguồn điện khi có sự cố.
Ngoài ra, cần bảo quản tốt, che chắn kỹ môtơ điện, tránh để môtơ tiếp xúc với nước. Chế độ kiểm tra, bảo trì: các chủ hộ nuôi tôm, chủ sở hữu đường dây sau điện kế có trách nhiệm tự kiểm tra lưới điện do mình quản lý.
Chế độ kiểm tra định kỳ phải thực hiện 1 tháng/lần. Ngoài ra phải thực hiện kiểm tra ngay sau mỗi đợt thiên tai, sự cố đường dây (cháy, chạm chập...). Kịp thời thay thế, sửa chữa thiết bị, đường dây nếu thấy có hiện tượng bất thường để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
Sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu và các công ty trong ngành là điều kiện cần thiết cho sự phát triển liên tục của ngành
Nếu tác động tài chính là chìa khóa để nuôi tôm bền vững thì vệ tinh, điện thoại di động và dữ liệu lớn có thể thúc đẩy quá trình này như thế nào?
Động lực tạo ra một lượng lớn hơn các loài có liên quan đến mức độ dinh dưỡng thấp trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản "có thể không hữu ích" trong việc làm