Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 15 - 21/5)
Bệnh đạo ôn cổ bông tiếp tục gây hại trên lúa trà muộn giai đoạn chín sữa, hại nặng trên những chân ruộng nhiễm đạo ôn lá nặng, vùng đất pha cát ven biển và vùng bán sơn địa (chủ yếu Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa).
1. Trên lúa
Các tỉnh phía Bắc
- Sâu non tuổi lớn tiếp tục gây hại diện hẹp, đặc biệt các tỉnh đồng bằng, ven biển như Quảng Ninh, Nam Định, Hải Phòng…
- Rầy nâu, rầy lưng tiếp tục tăng mật độ hại diện hẹp trên các trà lúa, giống nhiễm.
- Bệnh đạo ôn cổ bông: Tiếp tục phát sinh gây hại trên các giống nhiễm nơi đã bị bệnh trên lá và trong điều kiện thời tiết thuận lợi.
- Sâu đục thân 2 chấm: Trứng nở, sâu non gây bông bạc trên lúa trỗ sau 10/5.
- Chuột, bệnh khô vằn hại tăng; bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn phát sinh mạnh trên giống nhiễm sau các đợt mưa giông.
Các tỉnh Bắc Trung bộ
- Bệnh đạo ôn cổ bông: Tiếp tục gây hại trên lúa trà muộn giai đoạn chín sữa, hại nặng trên những chân ruộng nhiễm đạo ôn lá nặng, vùng đất pha cát ven biển và vùng bán sơn địa (chủ yếu Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa).
- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục gây hại trên lúa trà muộn giai đoạn chín sữa - chín sáp tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Bệnh khô vằn: Tiếp tục gây hại trên tất cả các trà lúa.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Tiếp tục phát sinh gây hại.
Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Chuột, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, sâu keo, bọ trĩ… phát sinh, gây hại mức độ nhẹ trên lúa xuân hè - hè thu sớm giai đoạn xuống giống - mạ - đẻ nhánh.
- Ốc bươu vàng: Phân bố chủ yếu ở vùng trũng thấp, kênh mương, các khu ruộng đã gieo sạ lúa xuân hè - hè thu.
Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu trên đồng phổ biến ở tuổi 4 - 5, trưởng thành gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng.
- Điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh phát triển trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Kiểm tra ruộng lúa để phát hiện sớm bệnh và có biện pháp phòng trừ kịp thời.
2. Trên cây trồng khác
- Trên rau: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang gây hại mức độ nhẹ đến trung bình.
- Trên ngô: Sâu đục thân, sâu cắn lá, bệnh đốm lá ngô, bệnh khô vằn gây hại nhẹ.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ tăng; bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm tiếp tục gây hại trên tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
- Cây cà phê: Bệnh khô cành hại có xu hướng tăng.
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu có xu hướng giảm, mức hại nhẹ.
- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng giảm nhẹ diện tích và tỷ lệ nhiễm.
- Cây dừa: Bọ cánh cứng tiếp tục gây hại ở các vùng trồng dừa.
- Cây điều: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư lây lan và gây hại trên các diện tích điều ra lộc.
Có thể bạn quan tâm
Đất trồng lúa tập trung nhiều ở các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Vĩnh Linh và Triệu Phong. Đất lúa ở đây, hầu hết có tầng canh tác mỏng,chua nặng và nhiễm phèn.
Nhện nước là khắc tinh của sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu; bọ xít ăn rầy non; trong khi bọ đuôi kìm có thể ăn 20-30 con sâu mỗi ngày.
Việc khép kín đê bao sản xuất tăng vụ là điều kiện thuận lợi cho chuột lưu trú và cắn phá mùa màng, gây thiệt hại năng suất nông sản sau thu hoạch.