Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (12 - 18/3)
Tại các tỉnh Bắc bộ, bệnh đạo ôn lá hại tăng trên các giống nhiễm, đặc biệt những ruộng xanh tốt bón thừa đạm trong điều kiện thời tiết thuận lợi.
Trên lúa
Các tỉnh Bắc bộ: Sâu cuốn lá nhỏ trưởng thành lứa 1 tiếp tục vũ hóa rộ và đẻ trứng. Sâu non hại diệp hẹp trên trà sớm - chính vụ. Sâu đục thân 2 chấm, rầy nâu - rầy lưng trắng, ốc bươu vàng, chuột, bọ trĩ, bệnh nghẹt rễ, tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá sinh lý,... tiếp tục hại.
Các tỉnh Bắc Trung bộ: Bệnh đạo ôn gây hại tăng nhanh trên diện tích lúa giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Chuột gây hại tăng trên lúa trà sớm đứng cái - làm đòng, lúa trà muộn đẻ nhánh, hại nặng trên những chân ruộng gần mương máng, gò bãi. Ốc bươu vàng hại nặng trên những ruộng gần ao hồ, sông suối, khu đồng trũng ngập nước...
Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn lá, bệnh đạo ôn cổ bông,... tiếp tục gây hại lúa Đông Xuân giai đoạn đòng trỗ - chín. Chuột tiếp tục hại mạnh lúa Đông Xuân muộn giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, hại nặng diện tích đồi gò, gần khu dân cư.
Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn cổ lá, cổ bông,... tiếp tục gây hại lúa Đông Xuân giai đoạn đòng trỗ - chín. Sâu cuốn lá nhỏ hại lá đòng, sâu đục thân, bệnh lem lép thối hạt gây hại lúa giai đoạn đứng cái - đòng trỗ. Chuột hại mạnh lúa Đông Xuân muộn giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng.
Trên cây trồng khác
- Cây ngô và rau, màu: Bệnh huyết dụ, bệnh lùn sọc đen, sâu đục thân gây hại tăng trên cây ngô; bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang, bọ trĩ,… gây hại nhẹ đến trung bình trên rau màu;
- Cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi): Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp,... tiếp tục hại.
- Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại tại các tỉnh phía Nam.
- Cây chè: Bọ xít muỗi, rầy xanh, bệnh thối búp, bệnh phồng lá,... tiếp tục gây hại.
- Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại.
- Cây cà phê: Rệp sáp, rệp vảy, bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt,... tiếp tục gây hại.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm,... tiếp tục gây hại.
- Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh thán thư,... gia tăng hại.
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại.
- Cây lâm nghiệp: Châu chấu tre lưng vàng xuất hiện và gây hại.
KHUYẾN CÁO - H.A.I
Trên lúa:
+ Đối với sâu cuốn lá nhỏ phun ở ngưỡng phòng trừ sử dụng Wellof 330EC (0,8-1,0 lít/ha, pha 25-30 ml thuốc/10 lít nước), lượng nước phun 400 – 600 lít nước/ha.
+ Để trừ sâu đục thân hại lúa, sử dụng Nurelle D 25/2.5EC (1,0-1,5 lít/ha, pha 32-46,9 ml thuốc/10 lít nước), phun sau khi bướm nở rộ 5-7 ngày. Lượng nước: 400- 600 lít nước/ha.
+ Đối với rầy hại lúa, sử dụng Applaud 25WP (Sử dụng 1 kg/ha, pha 43,8 g thuốc/10 lít nước), phun khi rầy non mới xuất hiện. Phun khi rầy non ở tuổi 2-3 (tăng liều 70 g thuốc/10 lít nước khi mật số rầy cao). Lượng nước 320-400 lít nước/ha.
+ Sử dụng Newbem 750WP (0,3-0,4kg/ha, pha 7,5-8g thuốc/10 lít nước), đặc trị bệnh đạo ôn cổ bông và đạo ôn lá, cháy lá gây hại lúa. Với đạo ôn lá phun thuốc khi vết bệnh mới xuất hiện và đạo ôn cổ bông phun trước khi trổ, nếu bệnh nặng có thể phun thêm 1 lần sau trổ.
+ Sử dụng Catcat 250EC hoặc Vali 5SL phun khi bệnh vết bệnh khô vằn (trên lúa, ngô) lúc mới xuất hiện.
+ Sử dụng Bonny 4SL (0,75 lít/ha, pha 18,8 ml thuốc/10 lít nước), lượng nước phun 400 lít/ha. Phun khi bệnh chớm xuất hiện, tỷ lệ bệnh khoảng 5 – 10%.
+ Sử dụng Aviso 350SC (0,35 lít/ha, pha 8,8 ml thuốc/10 lít nước) để phòng trừ bệnh lem lép hạt. Phun ở giai đoạn trước trổ và sau khi lúa trổ đều.
+ Sử dụng Honeycin 6GR (5 – 6kg/ha) rải trừ ốc bươu vàng hại lúa, rải khi ruộng xăm xắp nước 3-5 cm khi ốc xuất hiện hoặc rút nước cho ốc tập trung theo rãnh rồi rải thuốc trừ ốc.
+ Ngoài ra để kích thích cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt sử dụng Hoàng Hổ Si (pha 32ml thuốc/10 lít nước), phun ở giai đoạn đẻ nhánh (15-20 ngày sau sạ), làm đòng (38-45 ngày sau sạ) và giai trước trỗ hoặc sau khi trỗ đều.
Cây tiêu: Đối với bệnh chết nhanh, chết chậm, khuyến cáo phòng bệnh định kỳ. Kết hợp phun phủ trụ các sản phẩm Manozeb 80WP (1kg/phuy 200 lít nước) + Bonny 4SL (250ml/phuy 200 lít nước), phun 4-6 lít nước/gốc và kết hợp rải Wellof 3GR (20-25g/gốc) trừ rệp sáp gốc và rễ.
Có thể bạn quan tâm
Giun tròn ký sinh thường lây nhiễm cho lợn là loài Ascaris suum, loài này có gien tương tự với A. lumbricoides – một loài giun tròn nhiễm cho khoảng 1 tỷ người
Công nghệ nano (nanotechnology) đang làm một cuộc cách mạng trong nhiều ngành công nghiệp. Đối với ngành nông nghiệp, công nghệ nano cũng đang được nghiên cứu
Một kỹ thuật mới được một nhà nghiên cứu từ trường Đại học bang Kansas phát triển sẽ giúp ước tính sự di chuyển của bò để xác định nguy cơ mắc bệnh của chúng