Nhu cầu dinh dưỡng ở heo
Có thể phân chia các loại thức ăn theo chức năng dinh dưỡng như sau:
1. Loại thức ăn chứa nhiều chất bột đường: Chất bột đường có chức năng chính là cung cấp năng lượng để heo hoạt động và một phần để tạo mỡ. Gạo, tấm, bắp, khoai mì, khoai lang, cám, ... là các loại thức ăn chứa nhiều chất bột đường. Trong khẩu phần, chất bột đường chiếm tỷ trọng cao nhất ; từ 70 - 80% tùy giai đoạn tăng trưởng, sinh sản của heo.
2. Thức ăn cung cấp nhiều chất đạm: Heo tăng trưởng và sinh sản. Thức ăn chứa nhiều đạm có thể chia làm 2 loại : Loại có nguồn gốc từ động vật như : bột cá, cá khô, cá tươi, tôm, cua, còng, ruốc, bột thịt công nghiệp. Loại có nguồn gốc từ thực vật như : đậu xanh, đậu nành, bánh dầu phộng, bánh dầu đậu nành, bánh dầu dừa ... Trong khẩu phần, chất đạm chiếm khoảng 12 – 23 % tùy giai đoạn tăng trưởng, sinh sản.
3. Loại thức ăn chứa nhiều chất xơ: Chất xơ có chức năng chính là giúp heo dễ tiêu hóa và cấp thêm môt số vitamin (sinh tố) và chất khoáng. Các loại rau như rau muống, rau lang, bèo, các loại quả, bột cỏ … là thức ăn chứa nhiều chất xơ. Tỷ lệ sử dụng trong khẩu phần không cao ; thường chỉ khoảng 3 – 5%.
4. Loại thức ăn cung cấp các yếu tố dinh dưỡng bổ sung: Các yếu tố dinh dưỡng bổ sung bao gồm : các loại vitamin, các loại khoáng, men (enzym), a-xít a-min, a-xít béo … tuy chiếm tỷ lệ rất thấp trong khẩu phần nhưng không thể thiếu vì các chất này liên quan đến quá trình chuyển hóa tất cả các chất dinh dưỡng khác, giúp cho heo sinh trưởng, sinh sản điều hoà và luôn có sức đề kháng tốt. Thức ăn bổ sung chiếm khoảng 1 – 3% trong khẩu phần.
Các loại thức ăn cung cấp các yếu tố dinh dưỡng bổ sung như : bột vỏ sò, bột xương (cung cấp nhiều chất vôi, lân), các chế phẩm được chế biến tổng hợp (thường gọi chung là prémix) cung cấp các loại khoáng như : vôi, (Ca), lân (P), muối (NaCl), đồng (Cu), kẽm ( Zn), sắt (Fe), măng-găng (Mn), ma-nhê (Mg), ... và các loại vitamin như : A, D, E, K, B1, B6, B12, PP, ...v...v.
Có thể bạn quan tâm
Trong chăn nuôi nói chung và nuôi heo nói riêng, việc phát hiện bệnh của vật nuôi sớm sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho việc điều trị. Nhìn khi lợn bị bệnh sẽ có những biểu hiện sau: nằm im, mắt nhắm hay mở hi hí, đôi khi mắt có ghèn; thở mệt nhọc; nước tiểu vàng; mũi khô hoặc chảy nước mũi; hoạt động nặng nề, uể oải; bị táo bón hoặc tiêu chảy tanh hôi; ăn ít hoặc bỏ ăn, chỉ uống nước; thân nhiệt cao khoảng 40 - 42 độ C. Khi quan sát thấy những dấu hiệu bất thường của lợn mà chúng ta nhận ra như sau:
1) Nguyên nhân: Do sử dụng các dụng cụ như: dao, kéo, chỉ cột rốn không được vô trùng hoàn toàn
Thiến nhằm loại bỏ mùi heo đực có trong thịt, đa số các quốc gia tiến hành bình thường. Theo quan niệm cổ hủ trước đây, người ta cho rằng việc thiến heo đực sẽ giúp heo tăng trưởng nhanh nhưng thực tế nghiên cứu cho thấy thiến heo lại là việc làm phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến việc chăn nuôi của các trại nuôi heo.Thụy Sỹ và Thụy Điển đã ra quyết định nghiêm cấm việc thiến động vật, nhiều quốc gia cũng xem xét vấn đề này.