Nho Ninh Thuận giá rẻ bất ngờ ở Hà Nội

Theo gợi ý của mối buôn trái cây lâu năm, chị Phạm Hương (Tây Hồ, Hà Nội) quyết định nhập nho đỏ Ninh Thuận về bán.
Với mức giá chỉ 260.000 đồng mỗi thùng 10 kg, chị Hương đã được khách đặt mua với số lượng hơn 1 tấn nho sau 2 ngày rao hàng. Trang bán hàng online của shop liên tục có khách hỏi mua và lịch nhận hàng.
Tuy nhiên, chưa kịp vui, chị nhận được thông tin nhiều thực khách nghi ngại chất lượng và tính an toàn của loại nho này. Trước thông tin bất lợi, chị phải tạm dừng nhập thêm nho để kiểm tra đợt hàng đầu tiên.
Tại Hà Nội, nho đỏ Ninh Thuận có giá bán dao động 240.000-260.000 đồng mỗi thùng.
Nguyễn Ngọc Anh (Xuân Thủy, quận Cầu Giấy) là một trong những khách hàng phàn nàn về nho giá 24.000 đồng/kg. Thực khách này mua qua mạng: “Vẫn biết nho mùa mưa không thể ngon nhưng không ngờ nó lại chua loét và ăn rát lưỡi đến vậy”.
Sau khi đăng ý kiến lên diễn đàn, khách hàng trên nhận được khá nhiều đồng tình. Phạm Khánh Vân (Xã Đàn, quận Đống Đa) cho biết, giá nho trên dưới 240.000 đồng mỗi thùng 10 kg là rẻ, nhưng nếu rẻ mà không ăn được thì lại thành đắt.
Tuy nhiên, bên cạnh những thực khách mua phải nho kém chất lượng, khá đông khách cho rằng, nếu biết cách chọn, vẫn có thể mua được hàng ngon, giá mềm.
Chủ shop trái cây Phạm Hương cho biết, sau khi kiểm tra chất lượng hơn 100 kg nho chuyển ra Hà Nội đợt đầu, chị thấy ổn, quyết định rao bán và tiếp tục nhập hơn 1 tấn hàng mới.
Chị giải thích, chất lượng quả cũng tùy vườn. Nếu chọn được vườn nho ngon, chấp nhận lãi ít hơn, vận chuyển an toàn thì đây thật sự là hàng ngon, bổ, rẻ.
Nhiều chủ hàng cho biết, nho Ninh Thuận là mặt hàng ngon, bổ, rẻ nếu thực khách biết cách lựa chọn.
Tại một cửa hàng trái cây trên đường Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm), giá bán buôn nho tại đây là 280.000 đồng mỗi thùng 10 kg, bán lẻ 35.000 đồng/kg. Mức giá cao hơn mặt bằng chung song nho đỏ đều, vị ngọt dịu nên vẫn được khách chấp nhận.
Anh Lê Thành, lái buôn trái cây chuyên tuyến Ninh Thuận – Hà Nội chia sẻ, nho Ninh Thuận đang vào mùa. Năm nay, loại quả này được tiêu thụ khá mạnh ở thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận, do giá rẻ, nguồn gốc uy tín.
Anh cho biết, giá bán tại vườn của loại nho đỏ này chỉ từ 10.000 đến 13.000 đồng mỗi kg. Cộng thêm chi phí vận chuyển khoảng 50.000-60.000 đồng một thùng 10 kg ra tới Hà Nội, đẩy giá bán lẻ tại thị trường này dao động 24.000-26.000 đồng/kg.
“Đang vào mùa mưa, nho dễ nứt quả nên nhiều nhà vườn thu hoạch sớm, khi chưa chín đều khiến nho bị chua. Loại nho đỏ này vẫn được người dân địa phương dùng ngâm rượu, mật, làm si rô. Một số vườn vẫn bán ăn quả tươi và thường nhập đi Hà Nội, Sài Gòn, các tỉnh khác, với giá rẻ”, anh Thành cho hay.
Thương lái này khẳng định, các loại nho trồng tại Ninh Thuận đều an toàn. Hình dáng bên ngoài của nho địa phương này cũng rất dễ phân biệt với nho Trung Quốc và các giống khác.
Có thể bạn quan tâm

Khác với đồng bào các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi như Hà Giang, Cao Bằng, cây ngô là nguồn lương thực chính đã gắn bó từ ngàn đời nay với người dân; ở tỉnh Yên Bái, nguồn lương thực chính là lúa gạo, nên việc trồng ngô không được chú trọng. Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu giống từ lúa nương sang trồng ngô là việc không dễ dàng.

Ban đầu, ở vụng Nghi Sơn thuộc xã đảo Nghi Sơn (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) chỉ có một vài lồng bè nuôi cá theo phương thức nuôi cá nhỏ, vỗ béo. Thấy cá lớn nhanh, nguồn thức ăn tại chỗ dồi dào, lợi nhuận cao, nên nhiều hộ đóng bè thả nuôi, dần lan rộng ra thành phong trào.

Nguyễn Ngọc Thức (27 tuổi) là chủ một trang trại bồ câu nổi tiếng ở xã Tân Hạnh Tây, H.Củ Chi (TP.HCM), với lợi nhuận thu về hơn 50 triệu đồng/tháng

An Điền là một trong 6 xã của huyện Thạnh Phú được dự án phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn - DBRP Bến Tre đầu tư. Từ khi được triển khai thực hiện vào cuối năm 2009 cho đến nay, dự án đã có nhiều tác động tích cực đến đời sống của người dân, nhất là trong việc nâng cao năng lực cho người nghèo. Trong đó, sản xuất lúa theo hướng VietGAP là một trong những mục tiêu mà Ban phát triển xã đang xây dựng, nhằm từng bước cải thiện tập quán sản xuất nông nghiệp lạc hậu trước đây, giúp người dân thoát nghèo bền vững theo mục tiêu của dự án DBRP đề ra

Tại cuộc họp tổ điều hành thị trường trong nước mới đây, đại diện Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) và Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhận định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng 1,37% là mức tăng thấp nhất 10 năm qua, từ đó tạo tiền đề để kiềm chế lạm phát của tháng 3.