Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Mô Hình Kinh Tế Ở Ngọc Linh Phát Huy Hiệu Quả

Nhiều Mô Hình Kinh Tế Ở Ngọc Linh Phát Huy Hiệu Quả
Ngày đăng: 27/09/2014

Trong nhiều năm qua, mô hình phát triển kinh tế gia đình được nhân dân xã Ngọc Linh (Vị Xuyên) nhân rộng. Với kế hoạch xây dựng và phát triển nền kinh tế xã nhà, đây được xem là một trong những chiến lược phát triển kinh tế lâu dài nhằm nỗ lực xóa đói, giảm nghèo cho người dân.

Đến nay, đã có nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Xét về kinh tế thì Ngọc Linh là một xã sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp, cuộc sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Hiện tạ, xã vẫn còn tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao; trong số 1.061 hộ dân thì có tới 238 hộ nghèo và 206 cận nghèo, chiếm gần 50% số hộ của toàn xã.

Mặt khác, với đặc thù là xã có nhiều dân tộc cùng sinh sống (14 dân tộc), một số vùng dân cư sống không tập trung, đường đi lại còn gặp nhiều khó khăn nên việc huy động, khuyến khích người dân phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế...

Đứng trước nhiều khó khăn của người dân, nhiều năm qua, lãnh đạo huyện phối hợp với chính quyền xã Ngọc Linh chủ động tuyên truyền, hỗ trợ cho người dân phát triển kinh tế gia đình nhằm phát huy tối đa nguồn nội lực để vươn lên thoát nghèo.

Thông qua nguồn vốn hỗ trợ của các cấp chính quyền như hỗ trợ người dân vay vốn sản xuất, tập huấn kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi... những hộ nghèo được vay vốn để phát triển kinh tế theo chương trình “Vay vốn nuôi trâu sinh sản”.

Trong đó, mỗi hộ nghèo được vay 22 triệu đồng trị giá tương đương với một con trâu giống, Nhà nước hỗ trợ 3 năm không lãi suất. Ngoài ra, thực hiện đúng chủ trương theo Chương trình 135 cấp giống dê sinh sản cho hộ nghèo thuộc 5 thôn trong vùng kinh tế đặc biệt khó khăn là Nà Qua, Khuổi Khà, Nặm Đăm, Lăng Mu, Ngọc Quang.

Bên cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn sản xuất, nhân dân còn được hướng dẫn các quy trình kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi. Xã thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện như Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông... tổ chức nhiều buổi tập huấn, hướng dẫn và nâng cao kỹ thuật trong sản xuất cho người dân.

Nhiều năm qua, xã luôn có chủ trương khuyến khích người dân phát huy nội lực, phát triển kinh tế theo thế mạnh của địa phương. Từ lợi thế về địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế theo hướng nông - lâm nghiệp kết hợp.

Qua sự hỗ trợ, đến nay xã đã có nhiều gia đình thoát nghèo nhờ thực hiện mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Điển hình như gia đình anh Phạm Trung Thành ở đội 5 thoát nghèo vươn lên làm giàu với mô hình tổng hợp sản xuất chè - kinh doanh - chăn nuôi trâu - phát triển vườn rừng đã mang lại thu nhập 450 triệu đồng/năm.

Hộ Lê Văn Lợi ở thôn Ngọc Hà, thu nhập 350 triệu đồng/năm với việc phát triển trồng chè – mía đường – chăn nuôi lợn. Hiện tại, toàn xã đã có gần 30 mô hình kinh tế có thu nhập từ 100 triệu đồng đến gần 500 triệu đồng/năm, thu nhập của các mô hình này tăng lên theo từng năm.

Theo thống kê của xãm, tổng thu nhập do các mô hình này mang lại năm nay sẽ lên tới trên 5 tỷ đồng. Gần đây nhất, xã đã thực hiện Đề án trồng cây chanh leo của huyện, bước đầu cho thấy đặc điểm của loại cây này phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở đây.

Trong trồng trọt, năm nay xã cũng bắt đầu đem các loại giống ngô lai năng suất cao phổ biến cho người dân như PAC 339, PAC 999, PAC 293, ngô nếp 172. Trong thời gian tới, xã tiếp tục khuyến khích người dân mở rộng phát triển mô hình, nhân rộng diện tích cây trồng có năng suất cao theo chủ trương và đề án của huyện, tạo điều kiện cho nhiều hộ dân nâng cao đời sống vươn lên thoát nghèo.

Với những kết quả từ thực tiễn mà các mô hình kinh tế đã mang lại cho thấy sự phát triển và hướng đi đúng cho ngành nông nghiệp của xã. Nhưng để phát triển rộng rãi và hiệu quả hơn nữa góp phần XĐGN cho người dân ở những vùng khó khăn thì cần nhiều hơn sự quan tâm, hỗ trợ về vốn và kỹ thuật của các cấp chính quyền.


Có thể bạn quan tâm

Lào Cai Tránh Rét Cho “Đầu Cơ Nghiệp” Lào Cai Tránh Rét Cho “Đầu Cơ Nghiệp”

Dù đã áp dụng các biện pháp như dự trữ thức ăn, che chắn chuồng trại để phòng, chống đói, rét cho gia súc nhưng do rét đậm, rét hại kéo dài kèm theo mưa tuyết nên nguy cơ đàn gia súc chết rét vẫn hiện hữu. Đó là lý do để bà con các thôn, bản vùng cao của huyện Sa Pa (Lào Cai) đưa trâu xuống các xã vùng thấp tránh rét.

06/02/2015
Tiên Yên (Quảng Ninh) Mở Điểm Bán Gà Thương Hiệu Tiên Yên Phục Vụ Tết Tiên Yên (Quảng Ninh) Mở Điểm Bán Gà Thương Hiệu Tiên Yên Phục Vụ Tết

Không hẹn trước nhưng thật may mắn, trong chuyến công tác mới đây nhất của chúng tôi tại huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã được “mục sở thị” đồng chí Chủ tịch UBND huyện Vũ Văn Diện “lăn lộn” với cơ sở. Nếu một người lần đầu đến Tiên Yên mà chỉ nhìn cách đồng chí Chủ tịch huyện “xắn tay áo” cùng với cán bộ huyện lo tìm đầu ra cho “món” thương hiệu gà Tiên Yên sẽ chẳng ai nghĩ đó là một trong những lãnh đạo đứng đầu huyện.

06/02/2015
Mô Hình Nuôi Dê Cho Thu Nhập Khá Mô Hình Nuôi Dê Cho Thu Nhập Khá

Thời gian gần đây, một vài hộ dân ở huyện Vị Thủy (Hậu Giang) mạnh dạn đầu tư vốn, thực hiện mô hình chăn nuôi dê, bước đầu cho thu nhập khá từ việc bán dê giống và dê thịt. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu khá lớn, với mỗi con dê trưởng thành có giá hơn 3 triệu đồng, quy mô nuôi 4 dê cái và 1 con dê đực là gần 20 triệu đồng.

06/02/2015
Bầu Đức Chính Thức Tung Thịt Bò Úc Ra Thị Trường Bầu Đức Chính Thức Tung Thịt Bò Úc Ra Thị Trường

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, cho biết bò nhập từ Úc về có trọng lượng khoảng 200 – 250 kg/con, được tiếp tục nuôi khoảng 6 tháng lên 500 – 550 kg mới xuất chuồng, bán cho Vissan và một số đơn vị giết mổ khác, trong đó, Vissan là ưu tiên hàng đầu.

06/02/2015
Bình Mỹ (An Giang) Hội Thảo Mô Hình Trồng Bắp Thu Trái Non Kết Hợp Nuôi Bò Bình Mỹ (An Giang) Hội Thảo Mô Hình Trồng Bắp Thu Trái Non Kết Hợp Nuôi Bò

Sáng ngày 4/2/2015, Trạm khuyến nông huyện Châu Phú tổ chức hội thảo mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp nuôi bò tại hộ anh Nguyễn Hoàng Mỹ, ấp Bình Hưng 2 xã Bình Mỹ (Châu Phú - An Giang). Buổi hội thảo có đại diện công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang, các ngành chuyên môn của huyện và hơn 40 bà con nông dân trong huyện đến dự.

06/02/2015