Nhiệt độ và độ sáng ảnh hưởng tới sức khỏe và năng suất nái - Phần 2
2. Kết quả:
Thời gian lên giống phụ thuộc vào độ sáng.
So với khu vực tối (55 tiếng) thời gian lên giống khu vực sáng dài hơn với 60,6 tiếng.
Khu vực có nhiệt độ thích hợp và nóng thì tỷ lệ mang thai cao hơn so với khu vực lạnh.
Số heo con trên nái khu vực nóng nhiều hơn so với khu vực lạnh và thích hợp.
Trong thời gian nghiên cứu, tăng trọng của nái phụ thuộc vào nhiệt độ.
Heo ở khu vực lạnh tăng trọng ít hơn so với heo khu vực nóng và thích hợp ( bảng 2).
Chì số Cortisol gây stress nhóm heo nuôi khu vực lạnh cao hơn khu vực nóng và bình thường.
Tác dụng thực bào của các bạch cầu trung tính có tác dụng ngăn chặn hoặc gây suy giảm các tác nhân gây bệnh thì nhiệt độ và độ sáng không có ảnh hưởng.
Concanavalin không gia tăng, nhưng Lipopolysaccharide phản ứng gia tăng ở so với khu vực tối ( 1,15) thì khu vực sáng (1,55) khác biệt rất lớn ( Bảng 2)
Sự gia tăng của bạch huyết cầu chỉ khả năng của sự bắt đầu miễn dịch tế bào T hoặc B chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
Tỷ lệ phần trăm của bạch cầu trung tính và tỷ lệ của bạch cầu trung tính trên bạch huyết cầu ở khu vực nhiệt độ thích hợp là ( 23% ; 0,36), khu vực nóng ( 21,8%; 0,33) thì heo nuôi ở khu vực lạnh cao hơn (27,6%; 0.47).
Heo nuôi ở khu vực lạnh tỷ lệ của bạch cầu trung tính trên bạch huyết cầu khiến mức độ cortisol cũng tăng cao.
Kết quả của thí nghiệm trên cho thấy sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ sáng tới khả năng sinh sản và thời kì đầu mang thai.
Ta thấy rằng heo nuôi ở khu vực lạnh dễ có dấu hiệu stress, nếu tăng nhiệt độ cao hơn thì các chỉ số sinh sản sẽ được cải thiện và giảm nồng độ cortisol.
Có thể bạn quan tâm
Nhiệt độ và độ sáng ảnh hưởng tới sức khỏe và năng suất nái