Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu Việt Nam 3 tháng năm 2020 giảm mạnh 18%
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 3/2020 đạt 294 triệu USD, tăng 8,19% so với tháng trước đó song giảm 18,54% so với cùng tháng năm ngoái.
Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 3/2020 vẫn là Argentina, Mỹ, Trung Quốc và Thái Lan... Trong đó, Argentina trở thành thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 121 triệu USD, giảm 10,67% so với tháng trước đó và giảm 0,47% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN & NL 3 tháng đầu năm 2020 lên 349 triệu USD, tăng 7,55% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 43,3% thị phần.
Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 3/2020 đạt hơn 30 triệu USD, tăng 3,16% so với tháng 2/2020 song giảm 53,4% so với tháng 3/2019. Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN & NL từ thị trường này đạt hơn 86 triệu USD, giảm 55,65% so với cùng kỳ năm 2019. chiếm 10,7% thị phần.
Đứng thứ ba là Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu hơn 24 triệu USD, tăng 121,03% so với tháng 2/2020 và tăng 39,65% so với tháng 3/2019, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này lên 46 triệu USD, giảm 5,21% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 5,7% thị phần.
Tính chung, trong 3 tháng đầu năm 2020 Việt Nam đã chi hơn 806 triệu USD nhập khẩu TĂCN & NL, giảm 18,09% so với cùng kỳ năm 2019. Các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh trong thời gian này là: UAE với 12 triệu USD, tăng 99,59% so với cùng kỳ năm 2019, Singapore với 7 triệu USD, tăng 70,72% so với cùng kỳ năm 2019, Mexico với 1,1 triệu USD tăng 60,2% so với cùng kỳ năm 2019, sau cùng là Chile với hơn 4,5 triệu USD, tăng 44,3% so với cùng kỳ.
Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 3/2020 đạt 349 nghìn tấn với kim ngạch đạt 86 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 3 tháng đầu năm 2020 lên hơn 1.037 nghìn tấn, với trị giá hơn 258 triệu USD, tăng 120,75% về khối lượng và tăng 96,39% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 3 tháng đầu năm 2020 là Australia chiếm 26 thị phần; Brazil chiếm 15%; Nga chiếm 13%; Canada chiếm 7% và Mỹ chiếm 11%.
Hầu hết các thị trường nhập khẩu lúa mì đều tăng mạnh cả về khối lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019 là Mỹ, Brazil, Canada và Australia. Trong 3 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu lúa mì Mỹ tăng gấp hơn 18 lần về lượng và hơn 16 lần về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, nhập khẩu lúa mì Brazil tăng 86,97% về lượng và 64,17% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Nga giảm 4,47% về lượng và giảm 15,13% về trị giá so với cùng kỳ.
Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 3/2020 đạt 211 nghìn tấn với trị giá hơn 85 triệu USD, đưa khối lượng và kim ngạch nhập khẩu đậu tương trong 3 tháng đầu năm 2020 lên 430 nghìn tấn và 176 triệu USD, tăng 2,15% về lượng và tăng 5,65% về trị giá so với năm 2019.
Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 3/2020 đạt hơn 263 nghìn tấn với trị giá đạt 57 triệu USD, nâng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 3 tháng đầu năm 2020 lên hơn 1,3 triệu tấn, trị giá hơn 268 triệu USD, giảm 35,43% về khối lượng và giảm 38,05% về trị giá so với năm 2019.
Đồng thời, nhập khẩu ngô trong 3 tháng đầu năm 2020 từ các thị trường chủ yếu đều giảm mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Argentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính, chiếm lần lượt là 45,9% và 39,9% thị phần.
Có thể bạn quan tâm
Thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới 14/04/2020: Giá đậu tương tăng do lo ngại nhu cầu
Thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới 15/04/2020: Giá đậu tương tiếp đà tăng
Thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới 16/04/2020: Giá ngô tăng từ mức thấp nhất 3,5 năm