Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Nguyên Tắc 4 Đúng Trong Sử Dụng Phân Bón, Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Nguyên Tắc 4 Đúng Trong Sử Dụng Phân Bón, Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Ngày đăng: 26/04/2014

Trong điều kiện giá thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), phân bón ngày một tăng cao như hiện nay, người nông dân cần phải áp dụng đồng loạt các biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất nhưng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Để sản xuất trong nông nghiệp được ổn định, tồn tại và phát triển, giải pháp tốt nhất cho nông dân là áp dụng triệt để nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng phân và thuốc BVTV.

Nguyên tắc thứ nhất, đúng loại: Để sử dụng đúng phân bón cho cây trồng, người nông dân cần quan tâm thời điểm sử dụng, mục đích bón để làm gì, tạo và nuôi củ, thúc đọt và nuôi lá, xử lý ra hoa hay nuôi trái… Mỗi giai đoạn có một loại phân thích ứng, như phân đạm có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng, phân lân kích thích rễ, thúc đẩy hình thành mầm hoa, phân kali có vai trò ổn định, cải thiện chất lượng…

Đối với thuốc BVTV, để sử dụng đúng thuốc cần phải biết đối tượng gây hại cây trồng thuộc nhóm nào, cách gây hại của chúng, từ đó chọn đúng thuốc để phòng, trị. Cần lưu ý chọn phân, thuốc ít ảnh hưởng đến môi trường và thiên địch.

Nguyên tắc thứ hai, đúng liều: Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn, nhưng biên độ quá lớn, như sử dụng từ 10-20ml cho bình 8 lít. Vậy khi nào thì dùng 10ml và khi nào thì dùng 20ml. Xét về giá trị kinh tế nếu dùng 10ml thì giá chừng ấy, còn dùng 20ml thì giá tăng gấp đôi.

Tuy nhiên để dùng 10ml hay 20ml, trước hết cần xác định là ngừa hay trị. Đối với phân bón, phải phân tích nhu cầu cây trồng cần để sử dụng đúng liều lượng phân bón. Tuy nhiên trong canh tác, tùy theo sức sinh trưởng, sức đậu và nuôi trái của cây trồng mà gia giảm lượng phân cho tương ứng, bên cạnh đó cũng cần lưu ý điều kiện thổ nhưỡng và pH của môi trường đất.

Nguyên tắc thứ ba, đúng lúc: Phải xác định lúc nào thì bón phân hay phun thuốc để mang lại hiệu quả cao nhất. Đối với việc bón phân, nên bón vào đầu giai đoạn hay đầu mỗi thời kỳ. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến điều kiện thời tiết, khí hậu là những yếu tố có tác động rất lớn đến quá trình hoạt động của lá, rễ. Nếu lá, rễ hoạt động kém thì khả năng sử dụng phân bón cũng kém. Do đó, bón phân trong điều kiện này cũng không phải là đúng lúc. Việc phun thuốc lúc nào để phòng ngừa, trị được sâu bệnh, người nông dân phải dự báo, chọn đúng thời điểm thích hợp để xử lý.

Nguyên tắc thứ tư, đúng cách: Một khi đã xác định được đúng phân, thuốc, pha đúng liều lượng và chọn đúng thời điểm để xử lý mà cách dùng không đúng thì sẽ làm giảm tối đa hiệu quả sử dụng. Trong sử dụng phân bón, các nhà khoa học luôn luôn khuyến cáo khi bón phân hãy đào rãnh và bón vòng theo hình chiếu của tán cây. Cây nhận được phân qua hệ thống lông hút của rễ, phân khi bón vào đất phải có quá trình hòa tan, phân ly tạo các ion và bám vào keo đất. Do đó bón phân theo hình chiếu của tán cây để phân có thời gian hòa tan, rễ có thời gian tìm đến để hấp thu.

Nếu sử dụng đúng 4 nguyên tắc trên sẽ giảm tối đa chi phí đầu vào cho việc sản xuất hàng nông sản, tạo được một sản phẩm an toàn, sạch bệnh và không gây ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, người nông dân phải có đủ kiến thức về quy luật phát sinh, phát triển của đối tượng gây hại, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cũng như tác dụng của từng loại thuốc BVTV, phân bón…


Có thể bạn quan tâm

Amistar Top – Hết Bệnh Hết Lo, Đầy Kho Lúa Trúng Amistar Top – Hết Bệnh Hết Lo, Đầy Kho Lúa Trúng

Trong vụ đông xuân 2011 – 2012, Công ty Syngenta VN và Công ty CP BVTV An Giang - AGPPS tổ chức sự kiện “Amistar Top – hết bệnh hết lo đầy kho lúa trúng” với sự tham gia của hơn 6.000 đại diện bà con nông dân vùng ĐBSCL cùng với các nhà khoa học Trường đại học Cần Thơ.

29/02/2012
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Chống Chuột Hại Lúa Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Chống Chuột Hại Lúa

Phải xuống giống tập trung gọn thời vụ, để hạn chế nguồn thức ăn cho chuột có mặt liên tục trên đồng ruộng. Không nên để đất hoang hóa hoặc gò đống nằm xen kẽ trong cánh đồng lúa, không nên đắp bờ đê quá lớn, mọc nhiều cỏ dại... để hạn chế nơi ẩn náu và sinh sản của chuột.

19/01/2011
Kinh Nghiệm Bảo Quản Thóc Tại Nông Hộ Kinh Nghiệm Bảo Quản Thóc Tại Nông Hộ

Ở Việt Nam tỷ lệ tổn thất nông sản sau thu hoạch trên 13%, như vậy hàng năm chúng ta bị mất khoảng 3-5 triệu tấn thóc. Năm 2006 diện tích lúa của tỉnh ta là gần 41 nghìn ha và phấn đấu sản lượng đạt trên 170 nghìn tấn thóc

20/01/2011
Hiệu Quả Từ Phương Thức Gieo Cấy Lúa Theo Hàng Hiệu Quả Từ Phương Thức Gieo Cấy Lúa Theo Hàng

Sau hai năm thực hiện mô hình cấy và gieo thẳng lúa theo phương thức hàng rộng, hàng hẹp, nhiều nông dân Thái Bình đã thừa nhận hiệu quả của phương thức này, đó là: giảm 30% lúa giống, tăng năng suất 10%, giảm sâu bệnh và không còn dấu hiệu của bệnh vàng lùn, lùn sọc đen

23/06/2011
Bệnh Thối Bẹ Bệnh Thối Bẹ

Bệnh thối bẹ do nấm gây nên, xuất hiện và gây hại trên bẹ lá đòng vào thời kỳ sắp trỗ bông. Bệnh làm cho bông lúa cũng như hạt lúa bị ngắn lại. Bị bệnh sớm cây lúa có bông trỗ không thoát, đồng thời hạt lúa bị lép và biến màu

16/07/2011