Nguyên Nhân Tôm Càng Xanh Không Lột Vỏ
Tôm và các loài giáp xác khác đều lột vỏ để tăng trưởng. Trường hợp tôm càng xanh không lột vỏ là do nguồn thức ăn cung cấp cho tôm không thoả đáng; nguồn nước ao nuôi bẩn, ô nhiễm, lượng oxy hoà tan trong nước không đủ cho nhu cầu hô hấp của tôm; tôm bị bệnh như bệnh đóng rong...
Cách khắc phục
Để giúp tôm lột xác phải tạo điều kiện môi trường sống tốt và đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho tôm.
- Tập tính của tôm là ăn tạp thiên về động vật, do đó nên chủ động cung cấp thức ăn sống, nên cho tôm ăn con mồi vừa mới chết nhưng không quá ươn thối; các loại cá tạp nhỏ, tép, ruốc, ốc bươu vàng...tươi là những thức ăn thích hợp cho tôm.
- Thuốc diệt cá tạp khi dùng liều lượng, nồng độ thấp (3-5ppm hay 3-5 phần triệu) có thể kích thích tôm lột vỏ. Tuy nhiên việc dùng thuốc diệt cá tạp hay môt số hoá chất khác có thể kích thích tôm lột phải thận trọng và tính toán thật chính xác thể tích nguồn nước ao nuôi và lượng thuốc cần sử dụng.
- Trước khi quyết định dùng thuốc diệt cá tạp hay hoá chất khác để kích thích tôm lột, phải đánh giá được tình trạng sức khoẻ của tôm nuôi, tình hình khí hậu thời tiết, biên độ, nước thủy triều... Nếu không nắm vững các yếu tố này, vô tình sẽ làm xáo động điều kiện sống của tôm và rất có thể đầu độc tôm nuôi khiến tôm có thể chết hàng loạt.
- Tôm càng xanh là loài giáp xác nước ngọt nên đòi hỏi nguồn nước có hàm lượng oxy hoà tan trong nước cao. Để tăng lượng oxy hoà tan trong nước, cần tiến hành thay nhiều lượng nước trong ao nuôi qua hệ thống cống có ngăn lưới ở miệng cống, bố trí sục khí cho ao nuôi hay thiết kế hệ thống quạt nước cho ao.
Biện pháp sục khí hay quạt nước cho ao nuôi tôm thường được áp dụng rộng cho phương thức nuôi tôm bán thâm canh hoặc thâm canh.
Có thể bạn quan tâm
Tôm càng Hồ Tây còn gọi là tôm xanh tên khoa học là Macrobrachium nippovensis phân bố rộng ở sông, suối, ao, hồ chứa, ruộng nước, kênh mương. Tuy không lớn nhưng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao. Gần đây ở Trung Quốc giá tôm này còn cao hơn tôm càng xanh. Ở Hồ Tây (Hà Nội) sản lượng đạt 30 – 40 tấn (1965).
Nơi có môi trường nước thích hợp cho sinh sông của tôm suốt thời gian nuôi (theo đặc điểm sinh thái và môi trường sống của tôm).
Dựa vào hình dạng và màu sắc để phân biệt tôm càng xanh và các loại tôm khác. Tôm càng xanh thon dài, đối xứng hai bên. Con trưởng thành thường có màu xanh dễ nhận biết, đôi khi có màu nâu nhạt.
Lý do của bệnh đóng rong là do Zoothamnium sp. hoặc các loại Protozoa bám trên vỏ và mang tôm làm tôm stress nếu bị nặng thường tôm sẽ không thể lột vỏ được. Nếu người nuôi tôm không trị được thì sau này tôm sẽ từ từ bỏ ăn, yếu đi và chết.
Bệnh này thường gặp khi đã nuôi ấu trùng từ 10 - 20 ngày, khi bị bệnh ấu trùng thường chết rất nhiều, sau 2-3 ngày có thể chết hết.