Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguy Hại Khi Nhân Nuôi Đuông Dừa

Nguy Hại Khi Nhân Nuôi Đuông Dừa
Ngày đăng: 11/11/2013

Không riêng gì các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mà ngay cả xứ dừa Bến Tre trong thời gian gần đây bỗng rộ lên phong trào nuôi đuông dừa bán cho các nhà hàng, quán ăn.

Nhiều đối tượng sâu hại tấn công cây dừa trong thời gian qua làm cho nhà vườn điêu đứng, các nhà khoa học chưa có giải pháp hữu hiệu để hạn chế và diệt trừ bọ vòi voi, bọ cánh cứng thì nay lại thêm đuông dừa. Đây là vấn đề cần có biện pháp mạnh để diệt trừ tận gốc.

Mấy năm qua, Chi cục Bảo vệ thực vật đã có nhiều giải pháp hạn chế được bọ cánh cứng hại dừa hiệu quả. Thế nhưng, một số hộ dân chỉ thấy lợi trước mắt mà lén lút nuôi đuông dừa tràn lan. Bà Lữ Thị Bé, ở xã Lương Hòa (Giồng Trôm) là người có nhiều kinh nghiệm nuôi đuông dừa. Bà Bé nuôi đuông dừa khá lâu nhưng mãi đến năm 2013 địa phương mới phát hiện. Cơ sở nuôi của bà Bé có 25 xô nhựa, trong mỗi xô nuôi 5 cặp đuông bố mẹ. Bà cho biết thêm, tháng 10-2012, bà mua 10 con kiến dương giống, với giá 10.000 đ/con về nuôi. Sau đó, bà tiếp tục mua thêm 200 con khác ở Tiền Giang về nuôi.

Mỗi ngày bà đi mua củ hủ dừa, bẹ dừa với giá khoảng từ 15.000-20.000 đ/cây về dùng máy xay nhỏ làm thức ăn cho đuông. Nếu cho ăn đầy đủ, mỗi tháng một con kiến dương mẹ đẻ tới 400 trứng. Khi đuông non mới nở nếu đem lên TP. Hồ Chí Minh bán cho các nhà hàng, giá mỗi con là 5.000đ. Tại huyện Bình Đại, hộ ông Nguyễn Văn Hùng, ở ấp Phú Thành - xã Phú Thuận, không chỉ nuôi mà còn là địa điểm cung cấp cho các nhà hàng. Tại cơ sở ông Hùng có khoảng 20 chiếc thau nhựa nuôi đuông, mỗi thau có hàng trăm đuông con. Từ cơ sở chỉ thu mua nay chuyển sang vừa thu mua vừa nuôi, là điểm cung cấp đuông dừa cho nhiều tỉnh, nhất là TP. Hồ Chí Minh.

Ông Huỳnh Thanh Hùng - Giám đốc Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, hiện các hộ nông dân nuôi đuông dừa, mua bán đuông dừa cung cấp cho các nhà hàng nhằm mục đích kinh doanh đã được cơ quan chức năng kịp thời phát hiện. Hộ nuôi được phát hiện đầu tiên ngày 26-8-2013 là hộ ông Trần Văn Lâm, ở xã Lương Hòa (Giồng Trôm) với qui mô 10 thùng đuông bố mẹ, 20 thùng ấu trùng và ông Lâm còn tổ chức thu mua thêm của nhiều hộ nông dân khác. Ngày 21-10-2013, khi đoàn đến kiểm tra, ông Lâm đã cam kết tiêu hủy trong vòng 10 ngày. Hộ thứ hai là bà Trần Thị Hồng Thắm, ở ấp Phú Thạnh - xã Phú Thuận (Bình Đại).

Hộ này bị phát hiện ngày 18-10-2013. Lúc đầu, bà Thắm chỉ thu mua, sau đó chuyển sang nghề nuôi đuông dừa. Hộ này cũng đã cam kết tự tiêu hủy trong vòng 3 ngày. Ngày 25-10-2013, đoàn cũng đã kiểm tra hộ ông Trần Ngọc Long, ở xã Vang Quới Tây (Bình Đại) nuôi đuông dừa. Ngoài việc kiểm tra, xử lý, Chi cục Bảo vệ thực vật cũng đã chỉ đạo các Trạm Bảo vệ thực vật trong tỉnh khẩn cấp dùng mọi biện pháp để phát hiện các hộ nuôi và vận động các hộ dân cung cấp địa chỉ các hộ nuôi đuông dừa để ngành chức năng xử lý; đồng thời, tập trung tuyên truyền sâu rộng trong người dân về tác hại của đuông dừa, ý thức tự tiêu hủy nếu có nhân nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Bồ Câu Pháp, Thu Nhập 50 Triệu Đồng/tháng Nuôi Bồ Câu Pháp, Thu Nhập 50 Triệu Đồng/tháng

Từ khi còn làm lái xe tắc-xi, rong ruổi khắp nơi, anh Nguyễn Ngọc Thức đã khát khao tìm được việc gì đó để có thể làm giàu trên quê hương mình. Sau một thời gian tìm hiểu, năm 2008, anh quyết tâm kinh doanh mô hình nuôi bồ câu Pháp. Ban đầu, với chút vốn liếng giành giụm được và sự hỗ trợ của gia đình, anh Thức mua 400 cặp bồ câu giống với giá 300.000 đồng/cặp về nuôi thử. Một thời gian sau, thấy có triển vọng, anh quyết định mở rộng kinh doanh, mạnh dạn vay vốn từ nhiều nguồn để phát triển con giống.

26/11/2014
Vải Lục Ngạn Tìm Đường Sang Nhật Vải Lục Ngạn Tìm Đường Sang Nhật

Vải Lục Ngạn (Bắc Giang) là đặc sản có tiếng, tuy nhiên ngoài việc tiêu thụ trong nước, loại quả này lâu chỉ có Trung Quốc là thị trường chính. Năm nay thời tiết thuận lợi nên năng suất tốt, nhưng đi kèm với đó là nỗi lo được mùa mất giá.

21/06/2014
Trạm Khuyến Nông Huyện Châu Phú Hội Thảo Mô Hình Trồng Bắp Thu Trái Non Kết Hợp Chăn Nuôi Bò Trạm Khuyến Nông Huyện Châu Phú Hội Thảo Mô Hình Trồng Bắp Thu Trái Non Kết Hợp Chăn Nuôi Bò

Sáng ngày 24/11/2014, Trạm khuyến nông huyện Châu Phú tổ chức hội thảo mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò tại hộ anh Trần Văn Mỹ ấp Mỹ Quí xã Mỹ Phú. Buổi hội thảo có đại diện công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang, các ngành chuyên môn của huyện và hơn 50 bà con nông dân trong huyện đến dự.

26/11/2014
Sức Sống Mới Trên Đồng Tôm Thanh Thủy Sức Sống Mới Trên Đồng Tôm Thanh Thủy

Số diện tích này là do xã vận động 971 hộ dân góp đất tham gia dự án. Xã đã giao thầu toàn bộ diện tích ao nuôi cho các doanh nghiệp: Công ty TNHH Việt Tiến, Công ty TNHH Thái Bình Dương và Công ty CP Hoàng Gia để tổ chức sản xuất.

23/06/2014
Bấp Bênh Cây Cacao Bấp Bênh Cây Cacao

Hai thủ phủ trồng cây cacao lớn nhất là Bến Tre và Đắk Lắk đang cố gắng vực dậy loại cây trồng này, vì thời gian qua người trồng đã chặt bỏ với diện tích hơn 50%. Chẳng hạn, tại Bến Tre, trước đây có gần 10.000 ha cacao thì này giảm còn 5.000 ha, còn tại Đắk Lắk trước đây diện tích loại cây trồng này lên đến 6.000 ha thì nay giảm mạnh còn khoảng 2.000 ha.

26/11/2014