Nguy cơ lây lan dịch tụ huyết trùng vì thói quen xuất ngoại trâu bò
Chỉ trong 2 tuần gần đây đã phát hiện 6 con bò bị chết do bệnh tụ huyết trùng. Trong đó, 2 con chết tại chuồng còn 4 con chết trên rừng.
Theo ông Vân, Hướng Lập là xã biên giới giáp Lào, nguồn lây bệnh xuất phát từ nước bạn. Khi bà con nông dân thả rông trâu bò qua phía Lào thì bị lây bệnh. Vì vậy, địa phương này đang vận động bà con đưa gia súc của mình về chuồng để tiến hành tiêm phòng, dập dịch.
Được biết, bệnh tụ huyết trùngở trâu bò do vi khuẩn Pasteurella boviseptica gây ra, chúng làm cho trâu bò bị tụ huyết ở phổi nên phổi không cấp đủ ôxi vào máu, trâu bò chết nhanh sau vài ba ngày nhiễm bệnh. Tỷ lệ chết có thể đến 100% rất đột ngột.
Bệnh tụ huyết trùng lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa, hô hấp. Bệnh của trâu bò có thể lây qua cho heo, gà và ngược lại. Vì vậy, nguy cơ lây lan thành dịch tụ huyết trùng trên diện rộng ở xã Hướng Lập là rất cao nếu không dập dịch kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Về xã Liên Sơn (Lương Sơn, Hòa Bình) hỏi thăm anh Nguyễn Văn Tám, ai cũng biết, bởi anh chính là người đầu tiên đưa nghề nuôi bò sữa về xã và trở thành “kỹ sư” giúp bà con cùng nuôi bò, tăng thu nhập.
Với ưu thế là tiết kiệm nước, tiết kiệm nguồn nhân lực, rút ngắn thời gian tưới, hoa màu không đổ ngã… công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt của Israel đang được nông dân đẩy mạnh áp dụng, góp phần chống hạn hiệu quả cho cây trồng.
Nắm bắt những nỗi niềm bà con nông dân về tình trạng sâu bệnh trên cây bắp, Công ty Cổ Phần Giống cây Trồng Miền Nam (SSC) đã tập trung đầu tư nghiên cứu, chọn tạo và phóng thích giống bắp nếp CX247 với nhiều ưu điểm nổi trội, nhất là khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn so với các giống đại trà mà bà con nông dân đang sản xuất.