Nguồn cung cá thịt trắng toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 4%, chủ yếu là cá tra
Theo số liệu của nhà phân tích Ragnar Nystoyl của Kontali, nguồn cung cá trắng trên thế giới dự kiến sẽ tăng hơn 700.000 tấn so với năm 2020. Trong số các loài nuôi, sự phục hồi của cá tra là rõ ràng nhất, sản lượng sẽ cao hơn 300.000 tấn so với năm 2020.
Dữ liệu của Kontali cho thấy nguồn cung cấp các loài cá trắng nuôi và tự nhiên toàn cầu sẽ tăng tổng cộng 3,7% vào năm 2021 - giảm nhẹ so với dự báo ban đầu của Kontali là 5% được đưa ra vào tháng 11/2020.
Nystoyl cho biết, nuôi trồng thủy sản dự kiến sẽ tạo ra phần lớn sự tăng trưởng trong năm nay, với sự gia tăng sản lượng 520.000 tấn của các loài được đưa vào khảo sát của Kontali. Trong số các loài nuôi, sự phục hồi của cá tra là rõ ràng nhất, sản lượng sẽ cao hơn 300.000 tấn so với năm 2020, chủ yếu do Trung Quốc và Việt Nam thúc đẩy sản xuất.
Mức tăng trưởng như vậy sẽ bù đắp được sự sụt giảm gần 200.000 tấn sản lượng cá da trơn toàn cầu từ năm 2020 (ảnh dưới).
Các loài khác chắc chắn sẽ tăng đáng kể trong năm nay là cá rô phi nuôi, cá minh thái Alaska, cá tuyết và cá tuyết hake toàn cầu
Nystoyl cho biết, sự tăng trưởng của cả cá rô phi và cá tra dự kiến sẽ làm tăng sản lượng cá trắng nuôi toàn cầu lên 4,1% vào năm 2021.
Ảnh hưởng của COVID vẫn còn kéo dài ở nhiều nơi có sản lượng cá thịt trắng chiếm phần lớn nên không thể tăng sản lượng vào năm 2021”.
Đối với cá thịt trắng khai thác tự nhiên, Nystoyl chỉ ra rằng sản lượng khai thác cá tuyết Bắc Đại Tây Dương trong 3 tháng đầu năm tăng trưởng đầy hứa hẹn và dự kiến sẽ tiếp tục trong những tháng cuối năm 2021.
Tính chung, sản lượng khai thác cá tuyết từ Na Uy, Nga, Iceland và Quần đảo Faroe tăng 9% tính đến cuối tháng 3, trong đó riêng Na Uy và Iceland tăng mạnh nhất với 9.990 tấn và 36.090 tấn. Ngược lại, sản lượng khai thác của Nga đã giảm từ 101.880 tấn xuống 93.080 tấn trong thời gian đó.
Trong cả năm, Kontali ước tính rằng sản lượng khai thác cá tuyết Bắc Đại Tây Dương sẽ tăng 13%.
Tính đến cuối tháng 3, giá trung bình các loài chính cũng giảm. Mức sụt giảm lớn nhất là cá tuyết Đại Tây Dương, một phần do sản lượng đánh bắt hàng năm tăng lên, tiếp theo là cá chẽm và cá minh thái Alaska.
Tuy nhiên, nhìn theo cách khác, giá cá tuyết chấm đen trung bình tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá cá chẽm cũng tăng 11%.
Đối với cá tuyết cod, cá tuyết chấm đen và cá minh thái Alaska, một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất của đầu năm 2021 là sự sụt giảm nhập khẩu của Trung Quốc, Nystoyl lưu ý. Chỉ cần nhìn vào các số liệu, đã có sự sụt giảm đáng kể trong nhập khẩu cá minh thái Alaska vào Trung Quốc, trong quý I/2021 giảm 90% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cá minh thái NK vào Trung Quốc chủ yếu có nguồn gốc từ Nga. Và mặc dù sản lượng khai thác trong vụ A đã giảm, nhưng việc đóng cửa nhiều cảng của Trung Quốc đã dẫn đến việc định hướng lại thị trường để tiêu thụ một lượng đáng kể cá minh thái.
Khi nhìn rộng ra bức tranh nguồn cung toàn cầu từ thủy sản khai thác, hiện tại kỳ vọng của Kontali là nguồn cung cá đáy đánh bắt tự nhiên sẽ đạt mức cao nhất trong 10 năm vào năm 2021, với hơn 7,6 triệu tấn.
Các loài có giá trị cao sẽ phát triển
Nhìn về triển vọng dài hạn đối với cá trắng, Nystoyl nói rằng một trong những đặc điểm chính của thập kỷ tới là sự gia tăng của các loài cá trắng nuôi có giá trị cao.
The Kingfish Company, Stolt Sea Farm, Clean Seas Seafood, Norcod, Nordic Halibut và Barramundi Asia là những minh chứng về các doanh nghiệp nuôi đang phát triển nhanh chóng để bán các loài có giá trị cao quy mô quốc tế.
Nuôi các loài này có đặc điểm là chi phí đầu tư ban đầu cao và chi phí sản xuất đắt so với nuôi cá truyền thống. Nó dẫn đến một chiến lược tiếp cận thị trường hoàn toàn khác, tập trung vào các kênh bán hàng cao cấp, có giá trị cao hơn. Nó tập trung vào các đặc điểm thích hợp, với tính bền vững của hệ thống, sức khỏe và chất lượng là những phương thực tiếp thị điển hình và xây dựng thương hiệu thông qua bất cứ điều gì ngoại trừ giá cả.
Việc này có ý nghĩa gì đối với nguồn cung cá trắng toàn cầu? Ông Kontali tin rằng phân khúc tương đối mới này sẽ giúp thúc đẩy giá cả và mang lại giá trị cao hơn cho các sản phẩm cá trắng, nhưng tác động của nó đối với sản xuất toàn cầu sẽ bị hạn chế.
Có thể bạn quan tâm
Xuất khẩu hải sản của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021 tăng so với cùng kỳ năm 2020.
Theo dữ liệu của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), trong tháng 4/2021, Mỹ đã nhập khẩu 61.140 tấn tôm trị giá 514,2 triệu USD
Tính đến nửa đầu tháng 5, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đạt 39,4 triệu USD, giảm 26,2% so với cùng kỳ năm trước.