Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Nguồn axit béo thiết yếu từ hạt lanh

Nguồn axit béo thiết yếu từ hạt lanh
Tác giả: Dũng Nguyên (Theo InternationalFishFarming)
Ngày đăng: 27/09/2019

Dầu hạt lanh giàu axit béo n-3 PUFAs có thể cải thiện đáng kể chất lượng thức ăn thủy sản, đặc biệt ở những nước đang phát triển chưa đủ điều kiện kinh tế để sử dụng dầu cá rộng rãi.

Giá trị dinh dưỡng cao

Cây lanh (Linum usitatissimum) thuộc họ Linaceae, cho thu hoạch hạt quanh năm. Hạt lanh là một nguồn chất xơ và ALA dồi dào. Sản phẩm chính được chiết xuất từ hạt lanh là dầu và bã hạt lanh sau khi ép thường được sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Hạt lanh được sản xuất tại 34 quốc gia, tập trung phần lớn ở Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Canada và Ethiopia. Sản lượng hạt lanh ở những nơi khác chiếm khoảng 2.793.344 tấn (Goyal et al., 2014).

Hạt lanh rất giàu chất béo, protein và xơ cùng hương vị khá thơm ngon. Hạt chứa 40% dầu, 30% xơ, 20% protein, 4% tro và 6% ẩm. Trong tỷ lệ 40% dầu nói trên, hàm lượng axit béo LO chiếm 9% bão hòa, 18% không bão hòa đơn và 73% axit béo không bão hòa đa (PUFAs). Trong thành phần PUFAs gồm 16% axit béo omega-6, chủ yếu là axit linoleic (LA), và 57% axit alpha-lonileic (Zuket et al., 2015; Goyal et al., 2017).

Chế biến thức ăn thủy sản

Hạt lanh gần đây thu hút được sự quan tâm của nhiều chuyên gia trong ngành dinh dưỡng nhờ thành phần axit béo omega-3 cao. Dù dầu hạt lanh, không giống dầu cá, đó là không có các thành phần axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA), nhưng dầu hạt lanh ngày càng được sử dụng phổ biến tại Ấn Độ và các nước phương Tây nhờ thành phần ALA cao có thể được chuyển hóa thành EPA và DHA bằng sự trợ giúp của các enzyme elongase và desaturase trong nuôi cá nước ngọt (Nayak et al., 2017).

Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh, bổ sung hạt lanh (dưới dạng dầu hoặc khô dầu) sẽ làm hàm lượng các chất C16:0, C18:1n và n-3 LC-PUFAs, EPA và DHA trong gan và cơ thịt của cá cao hơn hẳn so với nhóm cá không được ăn bổ sung hạt lanh hoặc ăn thức ăn cơ bản chứa khô đậu. Nghiên cứu này được thực hiện trên cá chép, cá trout, cá rô phi sông Nile và cá bơn.

Một nghiên cứu mới đây được thực hiện trên cá trắm cỏ với 3 nghiệm thức khác nhau: Nghiệm thức A chứa 5% bột hạt lanh; nghiệm thức B chứa 5% dầu hạt lanh; nghiệm thức C chứa 2,5% bôt hạt lanh và 2,5% dầu hạt lanh. Nhóm cá đối chứng được cho ăn đậu tương. Trọng lượng trung bình của cá là 75,55 g, thử nghiệm trong 36 ngày. Theo quan sát, hàm lượng LA và ALA ở nhóm đối chứng cao hơn nhóm thử nghiệm.

Nhưng hàm lượng DHA trong chất béo của gan cá trắm cỏ ở 3 nghiệm thức lại cao hơn (A: 0,31%; B: 0,41%; C: 0,40%); trong khi nhóm đối chứng không phát hiện thấy DHA. Tương tự, hàm lượng EPA trong 3 nhóm thử nghiệm cũng cao hơn nhóm đối chứng (A: 0,56%; B: 0,64%; C: 1,35%). Hàm lượng EPA và DHA trong nhóm thử nghiệm cao do enzyme Δ6 và Δ5 axit acyldesaturase và elongase trong quá trình tổng hợp sinh học LC-PUFAs từ xúc tác của chất nền C18 LA/ALA. Cả LA và ALA đều được coi là những chất thiết yếu trong cá, do cá không có khả năng tổng hợp sinh học những loại axit béo này.

Nhiều nghiên cứu khác về cá trắm cỏ đã chỉ ra tỷ lệ tăng trưởng cải thiện đáng kể bằng cách tăng liều lượng dầu hạt lanh, nhưng các chỉ số tăng trưởng lại khác nhau không đáng kể giữa các nghiệm thức. Nguyên nhân được cho là do thời gian nghiên cứu ngắn. Nhiều báo cáo khoa học cũng đã chứng minh hàm lượng chất béo cao (> 7%) có thể kìm hãm tăng trưởng của cá (Pei et al., 2004; El-Marakby, 2006; Zupan et al., 2016) do làm cá kém ăn, giảm khả năng tiêu hóa, hấp thu chất béo và tính thèm ăn.

Sử dụng hạt lanh trong thức ăn thủy sản ngày càng gia tăng. Nhờ hàm lượng LO sẵn có cao, lại không phải là một thực phẩm hàng ngày cho con người, nên hạt lanh có thể trở thành nguyên liệu thức ăn thủy sản tiềm năng. Hạt lanh có thể được sử dụng cùng các loại dầu thực vật khác để tăng cao giá trị dinh dưỡng.


Có thể bạn quan tâm

Cơ hội, thách thức thủy sản VN trước vòng xoáy thương mại toàn cầu Cơ hội, thách thức thủy sản VN trước vòng xoáy thương mại toàn cầu

Xét hai lĩnh vực xuất khẩu lớn nhất là cá tra và tôm, Việt Nam vẫn đang phát huy được những lợi thế nhất định và dần chiếm lĩnh thị phần trong bối cảnh

27/09/2019
Quản lý ao tôm mùa nắng Quản lý ao tôm mùa nắng

Vào mùa nắng nóng, nên che phủ một phần diện tích nuôi để làm chỗ trú ẩn, tránh nắng nóng cho tôm như sử dụng lưới đen chống nắng.

27/09/2019
Nuôi cá bông lau trong ao đất Nuôi cá bông lau trong ao đất

Mô hình nuôi cá bông lau trong ao đất sử dụng nguồn con giống nhân tạo được triển khai tại địa phương khoảng 1,4 ha đã góp phần phát triển bền vững nghề

27/09/2019