Người Trồng Dưa Hấu Trúng Giá Lớn

Với giá dưa cao “kỷ lục” tại ruộng vào khoảng 9.000 đến 11.000 đồng/kg, vụ dưa năm nay, nông dân tại huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) được mùa trúng đậm.
Chỉ đầu tư trồng 3 sào dưa, vừa thu hoạch bán với giá 10.500 đồng/kg, năng suất khoảng 3,2 tấn/sào, ông Nguyễn Trịnh Lâm (thôn Trà Giang 2, xã Lương Sơn) đã thu lãi hơn 80 triệu đồng sau khi trừ các chi phí. Phấn khởi hơn, hộ chị Trần Thị Mộng Điệp (thôn Trà Giang 4, xã Lương Sơn) thu lãi gần 400 triệu đồng, sau khi thu hoạch gần 1,3 ha trồng dưa hấu. Chị Điệp cho biết, năng suất dưa của gia đình khoảng 3 tấn/sào, thấp hơn năm trước 0,5 tấn/sào, tuy nhiên, trước khi vào vụ thu hoạch, thương lái đã trực tiếp đến trả bao tiêu tại ruộng với giá 11.000 đồng/kg.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, giá dưa hấu năm nay được cho là cao nhất trong vòng 10 năm qua tại địa bàn huyện Ninh Sơn. So với những vụ trước đây, thời điểm giá dưa cao nhất cũng chỉ đạt mức 6.000 đến 7.000 đồng/kg (dưa đẹp loại 1), năm nay ngay khi bước vào vụ cắt giá đã đạt 9.000 đồng/kg và hiện nay giá lại tiếp tục dao động ở mức gần 14.000 đồng/kg. Được biết, dù chỉ mới vào thu hoạch hơn 1 tuần, nhưng sản lượng dưa trên địa bàn huyện Ninh Sơn được cho là khá lớn với hàng chục xe từ vùng ngoài vào trung chuyển mỗi ngày. Thương lái, Hoàng Thị Chiến ở Quảng Ngãi, cho biết: vào thu mua dưa xuất khẩu đi Trung Quốc từ ngày 5 – 1, mỗi ngày xe vận chuyển gần 100 tấn dưa. Cũng theo bà Chiến, việc giá dưa năm nay tăng cao là do các tỉnh vùng ngoài hầu như không trồng do thời tiết và thị trường Trung Quốc cũng đang hút hàng.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Ninh Sơn, dưa vụ mùa năm nay, kế hoạch toàn huyện chỉ xuống 88 ha, dưa dịp tết khoảng 130 ha. Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi năm nay người trồng dưa Ninh Sơn đầu tư khá nhiều với diện tích lên tới hàng trăm ha (kể cả vùng xâm canh tại Bác Ái). Riêng tại xã Lương Sơn, diện tích dưa thực tại địa phương đã trên 100 ha, chưa kể gần 250 ha người dân thuê đất xâm canh tại các vùng lân cận.
Năm nay, người trồng dưa Ninh Sơn xem như trúng lớn, với niềm vui lớn. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan mở rộng đầu tư, bởi đã rất nhiều lần người dân dở khóc, dở cười vì giá dưa rớt giá thảm hại. Dù mới thu hoạch nhưng vì trúng lớn nên có một số người dân trên địa bàn huyện đã có kế hoạch đầu tư dưa cho vụ tới. Điều nay rất đáng lo vì thực tế cây dưa không phải là cây chủ lực của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Sau thời gian ứng dụng quy trình sản xuất trái cây sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, Sở Khoa học - công nghệ Trà Vinh vừa trao giấy chứng nhận VietGAP cho 14 hộ nông dân trồng thanh long ruột đỏ của Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh với tổng diện tích hơn 24ha.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 30 tấn hóa chất sát trùng Chlorine thuộc hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Kiên Giang phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.

Bao gồm: Triệu Vân, Triệu An, Triệu Lăng, Triệu Phước (huyện Triệu Phong); Hải An, Hải Khê (huyện Hải Lăng); Trung Hải, Trung Giang, TT. Cửa Việt (huyện Gio Linh) và Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thái, Vĩnh Thành, Vĩnh Thạch (huyện Vĩnh Linh).

Kiên Giang là một trong những tỉnh ở ĐBSCL có số lượng nuôi cá lòng bè trên biển lớn nhất, tập trung nhiều nhất là huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Phú Quốc và thị xã Hà Tiên. Mỗi năm đóng góp sản lượng cá nước mặn lên hàng triệu tấn tiêu thụ trong nước và phục vụ nhu cầu XK rất lớn.

Những năm gần đây, người chăn nuôi tỉnh Tiền Giang phát triển mạnh mô hình chăn nuôi bò (bò thịt và bò sữa). Hằng năm, Tiền Giang có hàng trăm hộ gia đình thoát nghèo nhờ được hỗ trợ vốn chăn nuôi và phát triển đàn bò...