Người Tiêu Dùng Quay Lưng Với Thịt Gà
Giá gà đã rẻ vậy mà chẳng thấy thương lái tới thu mua, ngay cả các hộ dân hay mua gà về làm cỗ bàn cũng không thấy tới.
Nếu như gà ta thời điểm trước có giá 90-100 ngàn đồng/kg, giờ đã giảm xuống còn 65-70 ngàn đồng /kg; gà lông màu trước đây 55-60 ngàn đồng/kg, giờ chỉ còn 35 -39 ngàn đồng/kg; gà công nghiệp có giá 50-55 ngàn đồng/kg, nay chỉ còn 30 -35 ngàn đồng/kg.
Các sản phẩm gia cầm như trứng gà công nghiệp cũng giảm mạnh xuống còn 10 -12 ngàn đ/chục, con giống gia cầm giảm tới 70% chỉ còn 2.000 -2.500 đ/con… Đồng thời trứng gia cầm cũng rất khó tiêu thụ, bởi người tiêu dùng e ngại trước dịch cúm gia cầm.
Anh Danh, chủ trang trại gà ở phường Tân Hòa, TP Buôn Ma Thuột chia sẻ: "Thời gian qua dịch cúm gia cầm xuất hiện ở Buôn Ma Thuột. Tuy trang trại của tôi không bị dịch, song hiện các sản phẩm gà thịt và trứng cũng rất khó tiêu thụ, không có thương lái nào đến thu mua. Tình trạng này kéo dài chắc gia đình tôi thiệt hại lớn, chỉ riêng tiền thức ăn cho gà hàng ngày cũng mất tới 2,5 -3 triệu".
Chung cảnh ngộ như anh Danh, chị Duyên ở xã Ea Ven, huyện Buôn Đôn cũng lâm vào tình cảnh không bán được sản phẩm gia cầm. Chị Duyên cho biết: "Những lần trước, chúng tôi chỉ nuôi 3 đến 3 tháng rưỡi là đã bán hết gà rồi, nhưng năm nay nuôi đến 4 tháng vẫn chưa bán được do giá xuống quá thấp.
Trước thực trạng trên, hơn bao giời hết, người tiêu dùng và người chăn nuôi Đăk Lăk đang rất cần những giải pháp đồng bộ kết nối từ các trang trại chăn nuôi gia cầm không bị nhiễm bệnh với các lò giết mổ, siêu thị, điểm bán gia cầm sạch..., để họ tin tưởng tiêu thụ, đồng thời đấy cũng là giải pháp giúp người chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Nếu như gà công nghiệp trước đây có giá 50-55 ngàn đồng/kg, thì giờ chỉ còn 30 -35 ngàn đồng/kg. Giá đã rẻ vậy mà chẳng thấy thương lái tới thu mua, ngay cả các hộ dân hay mua gà về làm cỗ bàn cũng không thấy tới. Cứ tình trạng này, các hộ chăn nuôi phá sản mất".
Không chỉ riêng anh Danh, chị Duyên mà hầu hết các hộ chăn nuôi ở các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk cũng đang đứng trước sự thua lỗ và thiệt hại lớn vì không tiêu thụ được sản phẩm. Điều này càng thể hiện rõ hơn khi tới các quầy bán gia cầm ở các chợ thuộc TP Buôn Ma Thuột như Tân An, Tân Hòa, Hòa Thắng...
Chị Lan - chủ quầy bán thịt gà ở chợ Tân An cho biết: "Thời điểm trước kia, hằng ngày tôi bán hàng trăm con gà, nhưngnay cả ngày may ra bán được vài con là cùng. Người tiêu dùng thì lo lắng, bàn tán chuyện cúm gia cầm xuất hiện nên chẳng ai mua. Giá lại rẻ quá, buôn bán thế này chắc tới đây tôi phải chuyển nghề khác một thời gian đã".
Trò chuyện với chị Hà- một người dân đi chợ Tân Hòa, được biết: "Thời gian qua, nghe ti vi, đài, báo nói nhiều về tình trạng dịch cúm gia cầm. Hơn nữa địa bàn TP Buôn Ma Thuột lại là khu vực có cúm gia cầm xuất hiện nên chúng tôi e ngại không dám mua thịt gà. Thôi thì chờ hết dịch mới mua, chứ bây giờ khó phân biệt đâu là gia cầm mắc bệnh và không mắc bệnh?".
Có thể bạn quan tâm
Bệnh sán lá gan là bệnh xảy ra khá phổ biến ở loài gia súc nhai lại như: Trâu, bò, dê, cừu… Bệnh thường ở thể mãn tính, làm cho vật nuôi gầy yếu, chậm lớn mà không gây ốm cấp tính hoặc quật ngã con vật ngay. Vì vậy người nuôi thường không phát hiện được bệnh, ít quan tâm đến việc phòng bệnh.
Đã gần 20 năm nay, địa chỉ “Huy Veo” ở thôn An Hòa, xã Tản Lĩnh (Ba Vì, Hà Nội) chuyên cung cấp cây bóng mát, cây công trình của ông Nguyễn Văn Veo trở nên thân quen đối với nhiều cơ quan, đơn vị, các khu du lịch trong vùng.
Anh Nguyễn Văn Toàn (Hà Giang) hỏi: Đề nghị cho biết chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cơ sở trồng rau an toàn tiêu chuẩn VietGAP?
Có mặt trên cánh đồng thôn Phú Mỹ (xã Đình Tổ, Thuận Thành, Bắc Ninh) những ngày cuối tháng 5, các đại biểu và bà con nông dân tham gia hội thảo đánh giá chất lượng TBR 225 đều vui mừng vì đã tìm ra được giống lúa có chất lượng gạo ngon và năng suất rất cao.
Việt Nam đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập vừa mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đưa đến không ít thách thức đối với nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Để tận dụng tối đa cơ hội, vượt qua thách thức, ngành nông nghiệp đang ra sức tái cơ cấu nhằm nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.