Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Tiên Phong Trồng Thanh Long Trên Đất Khó

Người Tiên Phong Trồng Thanh Long Trên Đất Khó
Ngày đăng: 04/09/2014

Sau nhiều năm canh tác trên diện tích đất gần 2 ha với cây mía, cây mì, gia đình ông Trần Xuân Liêm (SN 1965, làng Kruối, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã mạnh dạn chuyển sang trồng cây thanh long xuất khẩu. Nhờ khí hậu thuận lợi, những lứa quả thanh long đầu tiên đã đem lại kết quả đáng mừng.

Nằm cạnh tỉnh lộ 667, vườn thanh long của ông Liêm nổi bật khi nằm lọt thỏm giữa những ruộng mía xung quanh. Khu vườn có 2.400 trụ thanh long trải một màu xanh mướt cho tới tận chân ngọn đồi phía sau nhà. Mặc dù mới bắt đầu phủ trụ nhưng cây thanh long đã cho lứa hoa lần thứ 9 trong năm, nằm đu đưa trên cành là những quả thanh long đang lớn dần, chỉ vài ngày nữa là có thể thu hoạch.

Trong 2.400 trụ thanh long thì có 1.600 trụ được trồng từ đầu năm 2013. “Hồi đó, đằng sau nhà có trồng một cây thanh long lấy quả ăn chơi, thấy cây tốt và ra rất nhiều trái, tôi bỗng nghĩ sao mình không thử đầu tư trồng loại cây này.

Và thế là quyết định trồng”-ông Liêm kể lại. Nói là vậy nhưng để có được khu vườn xanh tốt như bây giờ không hề dễ dàng.

“Tôi thường xuyên xem ti vi, đọc sách báo để học hỏi các mô hình trồng thanh long ở các nơi khác, đặc biệt là tỉnh Bình Thuận-vùng chuyên trồng thanh long lớn nhất cả nước. Sau đó tìm đến tận các vườn ở một số huyện khác trong tỉnh tham quan, học tập. Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng với vợ, tôi quyết định đúc trụ và mua giống về trồng”.

Ông Liêm cẩn trọng chọn mua giống từ tận tỉnh Bình Thuận với giá 5.000 đồng/cây giống. Trung bình chi phí đầu tư cho một trụ thanh long (cả trụ và giống-P.V) khoảng 120.000 đồng. Ngoài ra, để thuận tiện cho việc chăm sóc, gia đình ông đầu tư hơn 20 triệu đồng cho hệ thống ống béc tưới.

Tính toán lâu dài, ông còn chủ động hợp đồng với một công ty chuyên thu mua thanh long xuất khẩu tại tỉnh Bình Thuận để đảm bảo đầu ra cho vườn cây của mình, nhờ đó mà trong quá trình trồng trọt, ông cũng được công ty hỗ trợ khá nhiều về mặt kỹ thuật để cây thanh long phát triển tốt nhất.

“Trong đợt ra hoa đầu tiên, tôi thuê hẳn một nhân viên kỹ thuật từ Công ty Mười Đỏ (tỉnh Bình Thuận) vào hướng dẫn cách chăm sóc cắt tỉa hoa suốt 3 tháng trời với tiền công 10 triệu đồng/tháng. Nhờ vậy, đến nay vườn cây lên xanh tốt, ra hoa nhiều, quả lại đạt năng suất”-ông Liêm chia sẻ.

Cũng theo ông Liêm, điểm thuận lợi nhất chính là khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt khiến cho cây thanh long sinh trưởng mạnh hơn hẳn so với nhiều vùng chuyên canh khác.

Nhìn chung, cây thanh long không quá khó trồng, lại cho thu hoạch ổn định. Trung bình cây bắt đầu ra hoa từ tháng 3 đến tháng 8 Âm lịch, cứ 10-15 ngày lại ra một lứa. Chỉ tính riêng từ đầu mùa đến nay, gia đình ông Liêm đã thu được gần 100 triệu đồng.

“Hiện tại, vườn thanh long của gia đình tôi vẫn đang trong giai đoạn chăm sóc chọn cành, chưa vào thu hoạch nên mỗi trụ tôi chỉ chọn 5-7 trái, còn lại cắt bỏ để cây tập trung phát triển tốt. Khi vườn cây vào năm thứ 3, ước tính 1.600 trụ trưởng thành hiện tại sẽ cho thu hoạch 20 tấn/lần cắt. Khi ấy chúng tôi sẽ nhập trực tiếp cho công ty thu mua để xuất khẩu.

Cây thanh long lại có tuổi thọ 20-25 năm, với giá bán ổn định như hiện tại thì thu nhập của chúng tôi sẽ tăng lên đáng kể”-ông Liêm nhẩm tính. Sắp tới, ông còn tiếp tục đầu tư hệ thống điện cho vườn thanh long để cây ra quả nghịch vụ, cho thu nhập cao hơn.

Ông Đinh Yưm-Chủ tịch Hội Nông dân xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) cho biết: “Mô hình trồng thanh long ruột trắng theo hướng xuất khẩu được gia đình ông Liêm thử nghiệm và thành công.

Từ vườn cây của mình, ông Liêm đã tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động trong vùng. Năm vừa rồi, gia đình ông Liêm được công nhận sản xuất-kinh doanh giỏi của địa phương”.


Có thể bạn quan tâm

Bí quyết chọn gà đen nghìn đô giúp đại gia tránh tiền mất tật mang Bí quyết chọn gà đen nghìn đô giúp đại gia tránh tiền mất tật mang

Gà Indonesia (hay còn gọi là gà đen Ayam Camani) nhỏ có bộ lông xước và rất ít lông, các đầu cánh lông bị rách. Còn gà đen Trung Quốc (hay còn gọi là gà Hắc Phong) khi còn nhỏ lông xốp và mượt.

06/11/2015
Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp dân khấm khá Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp dân khấm khá

Việc thực hiện Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã tạo thêm động lực để các cấp Hội ND tỉnh Sóc Trăng nâng cao chất lượng hoạt động, nhất là hỗ trợ hội viên, ND phát triển sản xuất, giúp nâng cao vai trò, vị thế của Hội…

06/11/2015
Bộ trưởng thấy lạnh xương sống vì chất cấm Bộ trưởng thấy lạnh xương sống vì chất cấm

“Đọc thông tin ở Bình Dương phát hiện chuối ngâm vào thuốc diệt cỏ 2,4 D, tôi thấy lạnh xương sống. Cứ nghĩ những đứa trẻ ăn phải chuối đó thì sao. Đó là tội ác chứ không phải chỉ là vi phạm” - Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát nói.

06/11/2015
Nhóm hàng rau quả, thủy sản sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ TPP Nhóm hàng rau quả, thủy sản sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ TPP

Với Việt Nam, cơ hội mở cửa thị trường, đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu cao sẽ đến với nhóm hàng rau quả, thủy sản; mức độ trung bình đối với gạo, càphê, cao su, gỗ, điều; mức độ tác động tiêu cực cao sẽ đến với ngành chăn nuôi.

06/11/2015
Bộ NN&PTNT công bố nội dung hiệp định TPP về nông nghiệp Bộ NN&PTNT công bố nội dung hiệp định TPP về nông nghiệp

Sáng 6-11, Bộ NN&PTNT công bố nội dung hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong lĩnh vực nông nghiệp. Hàng loạt thách thức, cơ hội đã được chỉ ra.

06/11/2015