Người Nuôi Gà Đồi Yên Thế Như Đang Ngồi Trên Đống Lửa

Dù không phải địa phương có dịch nhưng những ngày này, người chăn nuôi thương hiệu gà đồi Yên Thế như đang "ngồi trên lửa" vì giá gà giảm quá sâu.
Đã đến thời điểm xuất chuồng nhưng lứa gà lai chọi 1.000 con của gia đình anh Hiếu không thể bán vì thương lái trả quá rẻ. Nếu tính chi phí chăn nuôi thì tối thiểu anh phải bán giá 65.000 đồng/kg mới hòa vốn nhưng thương lái chỉ trả giá 42.000 đồng/kg. Nếu chấp nhận giá này, anh cầm chắc khoản lỗ vài chục triệu.
Anh Hiếu cho biết, từ trước Tết dù sức tiêu thụ lớn nhưng giá gà đã có dấu hiệu giảm, đến nay đã gần 5 tháng, giá thương lái trả cho người chăn nuôi càng giảm sâu hơn, trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi chỉ tăng mà không giảm. Vụ này gia đình anh Hiếu nắm chắc phần thua lỗ vì hiện anh vẫn còn lứa gà 3.000 con khác.
Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Yên Thế cũng đang "ngồi trên đống lửa". Lo hỗ trợ bà con tiêu thụ gà, giá gà giảm quá sâu chưa biết giải quyết thế nào, giờ tất cả lại phải căng sức vào việc chống dịch. Nếu không may dịch bùng phát thì nguy cơ 2,5 triệu con gà trên toàn địa bàn coi như mất trắng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 2-5, các chủ trang trại nuôi heo trên đại bàn Thống Nhất, Trảng Bom cho biết, bắt đầu từ những ngày đầu nghỉ lễ đến nay (từ ngày 28-4), giá heo thịt thương lái mua tại các trại ở Đồng Nai chỉ còn khoảng 46 - 48 ngàn đồng/kg, giảm khoảng 2 ngàn đồng/kg so với những ngày trước lễ.

So với các địa phương khác trong tỉnh, huyện Lạc Thủy có khá nhiều thuận lợi về thị trường tiêu thụ, giao thương hàng hóa để phát triển chăn nuôi. Lợi thế này cũng được các nông hộ trên địa bàn phát huy, tận dụng, từng bước hình thành vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.

Dự án sử dụng nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân với số tiền 700 triệu đồng và tham gia của 28 hộ dân.
Một số chủ đầu mối cung cấp thủy sản tươi sống tại huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) cho biết, trong những ngày nghỉ lễ vừa qua, các ngư dân tăng cường khai thác thủy sản để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng cao của người dân trong tỉnh và TP.Hồ Chí Minh.

Khoảng 20% sản lượng cá tra Việt Nam đạt tiêu chuẩn ASC; đến năm 2020, cam kết 70% lượng cá hồi được sản xuất với tiêu chuẩn ASC; 90% tổng sản lượng tôm nuôi Belize đạt chứng nhận ASC; cam kết tất cả thủy sản nuôi phục vụ trong Rio 2016 Olympic Games phải được chứng nhận ASC là những thành công mà ASC đã làm được trong 5 năm qua.