Người Nông Dân Chế Tạo Máy Xịt Thuốc Độc Đáo

Đó là anh Lâm Văn Mười, sinh năm 1972, ở xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
Vốn sinh ra trong gia đình có tới 10 anh, chị em. Hết lớp 4 phải nghỉ học, anh Mười đành ở nhà cùng với cha sống bằng nghề đánh lưới. Anh Mười tâm sự: "Trong một dịp tình cờ đi thăm đồng với người bạn cùng xóm, thấy chiếc máy xịt lúa người ta dùng sức kéo rất cực khổ, nhất là những khi lên dốc. Mình trăn trở phải chi cái máy đó chạy bằng điện sẽ tiện và đỡ cơ cực hơn. Sau nhiều đêm suy nghĩ, thế là mình quyết tâm tìm hiểu xem những cái máy kéo tay cần chế thêm những gì để cho người xịt ngồi trên điều khiển được".
Nhìn chồng suốt ngày cặm cụi bên những đống sắt, vợ anh không vui, bảo: "Chữ nghĩa anh chẳng bao nhiêu mà sáng chế". Suốt hơn 2 tháng mày mò nghiên cứu, máy đâu không thấy chỉ thấy anh gầy sút, mắt thụt sâu. Thế là anh Mười bị cả xóm cười.
Sau nhiều đêm mất ngủ, anh tiếp tục sáng tạo, cùng người bạn là Minh mang máy ra ruộng chạy thử để người ta không bàn tán. Lần này tệ hại hơn, chiếc máy chạy khoảng 500 m thì nằm ì ra đó. Thế là hai người phải đẩy máy về trong đêm. Ý chí giúp thành công, qua nhiều lần điều chỉnh anh Mười cũng đã sáng chế thành công một loại máy xịt thuốc có một không hai. Vụ hè thu năm 2006, chiếc máy đó được anh Minh mua lại để phục vụ cho hơn 60 công đất ruộng của mình, với giá 13.500.000 đồng. Chiếc máy khá tiện dụng gồm 1 tay lái, 3 bánh xe, khung sườn được làm hoàn toàn bằng sắt. Máy có một phuy chứa 220 lít nước, 1 ống dẫn nước và 1 ống bơm nước vào khuy có cả dàn lượt; cần xịt dài từ 15 đến 20 mét (gắn 44 bép). Trung bình 1 ngày chiếc máy phun được trên 100 công lúa, hiệu quả rất cao.
Anh Minh cho biết: "Trước đây chưa có chiếc máy này, mỗi lần xịt thuốc cho hơn 60 công lúa anh phải thuê từ 3 đến 4 nhân công xịt liên tục 2 ngày mới xong. Bây giờ có máy xịt chỉ nửa ngày, mà chỉ cần một người điều khiển. Xịt bằng máy lại rất đều, lúa không bị ngã như mình xịt bộ. Dùng máy xịt thuốc này, sức khoẻ của nông dân được bảo vệ, khỏi sợ thuốc bay bám vào cơ thể".
Bây giờ thì anh Mười không chỉ được người địa phương biết đến mà còn được nhà nông khắp vùng Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn, Chợ Mới (An Giang) đến đặt hàng. Mùa vụ về, người ta đến ngồi xếp hàng đặt máy. Trung bình một cái máy làm trong 5 ngày. Từ đầu vụ đông xuân 2007 -2008 đến nay, cơ sở anh Mười đã sản xuất trên 40 máy xịt thuốc bán cho bà con trong và ngoài tỉnh. Dự định của anh là mở rộng phân xưởng để sản xuất máy nhiều hơn đáp ứng nhu cầu bà con.
Có thể bạn quan tâm

Kiểm tra hàm lượng Clorin trong môi trường nước (ao nuôi trồng thuỷ sản, hồ nuôi cá cảnh, thủy sinh). Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng

Những người nông dân lầm lũi còng lưng, cắm mặt xuống bùn cấy trong giá rét, trong nắng lửa đã thành biểu tượng cho nền văn minh lúa nước, cho lao động nông nghiệp nặng nhọc, lạc hậu ở Việt Nam. Nay, lần đầu tiên có một xã ở Thủ đô gần như không còn xuất hiện hình ảnh xa xót ấy mỗi khi vào thời vụ.

Kiểm tra độ pH trong môi trường nước trong môi trường nước mặn và ngọt (hồ cá, bể cá, ao nuôi thuỷ sản). Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ

Với những tính năng ưu việt như di chuyển dễ dàng ở địa hình phức tạp, vận hành đơn giản, làm đất tơi xốp, nhỏ mịn… máy làm đất đa năng mi ni mang nhãn hiệu 1z-41A đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của nông dân Lục Ngạn (Bắc Giang).

Về vùng SX thanh long ở huyện Chợ Gạo, Tiền Giang hỏi tới Sáu Diệp (ấp Lương Phú C, xã Lương Hòa Lạc), gần như ai cũng biết, vì ông là người trồng thanh long nổi tiếng nhất ở đây.