Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Ngô xứ Thanh đón làn gió mới

Ngô xứ Thanh đón làn gió mới
Tác giả: PGS.TS Mai Quang Vinh
Ngày đăng: 12/04/2017

Quá trình triển khai thực hiện mô hình sử dụng phân bón NPK Văn Điển trên cây ngô cũng như đánh giá kết quả thực tế trên đồng ruộng được đông đảo bà con huyện Hoằng Hóa đánh giá cao bởi cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn so với loại phân bón khác.

Trong ảnh: Phân bón Văn Điển mang đến động lực mới cho người trồng ngô xứ Thanh

Kết quả này là niềm tin và cơ sở để nông dân trong huyện Hoằng Hóa nói riêng và các huyện khác tại Thanh Hóa nói chung gắn bó với thương hiệu Phân bón Văn Điển để mở rộng sản xuất...  

Chuyện ở thủ phủ ngô

Hằng năm Việt Nam có nhu cầu tiêu thụ khoảng 7 triệu tấn ngô làm thức ăn chăn nuôi, nhưng năng lực sản xuất trong nước mới đạt gần 6 triệu tấn (năng suất ngô trung bình của Việt Nam năm 2016 mới đạt 4,8 tấn/ha trên diện tích gieo trồng 1,3 triệu ha), như vậy ngô nội địa mới đáp ứng 46% nhu cầu.

Thanh Hóa là một trong những tỉnh rất chú trọng phát triển cây ngô đông, trong đó Hoằng Hóa là huyện có diện tích khá lớn với diện tích gieo trồng khoảng 1.300ha, năng suất trung bình đạt từ 52 - 55 tạ/ha, sản lượng ngô đạt gần 73.000 tấn, chiếm 70% sản lượng lương thực toàn huyện.

Tuy nhiên, hiệu quả đem lại trong sản xuất ngô cho nông dân còn thấp và nhiều hạn chế, chi phí sản xuất đầu vào cao mà đầu ra bấp bênh do giá cả không ổn định. Để tìm ra phương hướng nâng cao hiệu quả kinh tế cây ngô, vụ ĐX 2016 - 2017 Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Hoằng Hóa xây dựng mô hình trình diễn sử dụng phân bón NPK Văn Điển cho cây ngô tại xã Hoằng Trung.

Cơ cấu giống cho mô hình: CP 333 và P 4199; Mật độ trồng: 2.700 - 2.900 cây/sào 500m2 (54.000 - 58.000 cây/ha); Thời gian trồng: 30/9/2016, thời gian thu hoạch: 5/1/2017 (thời gian sinh trưởng: 95 ngày, đối chứng dài hơn: 100 ngày). Lượng phân bón cho 1ha: 500kg NPK đa yếu tố Văn Điển 5:10:3 + 360kg NPK 12:5:10.

Cách bón như sau:

- Bón lót: 500kg NPK 5:10:3 vào ngày 30/9/2016, sau khi bổ hốc bón toàn bộ phân chuồng + NPK5:10:3, lấp đất 2 - 5cm và tiến hành gieo hạt.

- Bón thúc đợt 1: 180kg NPK12:8:12 khi cây ngô 3 lá thật. Thời gian bón vào ngày 20/10/2016.

- Bón thúc đợt 2: 180kg NPK12:8:12 khi cây ngô xoắn nõn. Thời gian bón vào ngày 13/11/2016.

- Công thức bón đối chứng của các hộ dân bên cạnh cho 1ha: 500kg NPK 5:8:5 + 240kg đạm ure + 160kg Kali; Cách bón như sau:

+ Bón lót: 500kg NPK 5:8:5

+ Bón thúc 1: 120kg đạm ure + 80kg kali

+ Bón thúc lần 2: 120kg đạm ure + 80kg kali  

Bài toán kinh tế mới

Sản xuất vụ đông 2016 tại Hoằng Hoá gặp nhiều khó khăn; đầu vụ thời tiết mưa kéo dài gây ngập úng cục bộ ở một số vùng trong đó có cả vùng thực hiện mô hình, cuối vụ khô hạn thiếu nước tưới ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây ngô.

Ngô chuẩn bị thu hoạch

Giai đoạn cây con: Điều kiện thời tiết mưa úng dẫn đến cây con bị bệnh huyết dụ, sinh trưởng phát triển chậm.

Giai đoạn cây ngô đạt từ 7 - 9 lá thật: Đây là thời kỳ chăm sóc, bón thúc lần 2 cho cây. Điều kiện nhiệt độ giao động từ 25 - 30 độ C, không có mưa, vùng thực hiện mô hình lại không chủ động tưới tiêu gây khó khăn không nhỏ cho chăm sóc, bón phân cho cây ngô.

Giai đoạn trỗ cờ: Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đầu vụ nên khả năng thụ phấn, thụ tinh của cây ngô gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ phấn, thụ tinh hình thành năng suất.

Qua quá trình theo dõi mô hình cho thấy sử dụng phân bón NPK Văn Điển 5:10:3 và NPK 12:8:12 cây ngô sinh trưởng phát triển tốt: Cây cứng, bộ là khỏe, màu xanh sáng; rễ phát triển nhạnh, khả năng chống đổ tốt, thời gian trỗ cờ nhanh, tập trung, tỷ lệ đậu hạt/bắp cao. Năng suất cao hơn so với đối chứng.

Qua bảng trên cho thấy, so với đối chứng, khả năng sinh trưởng của mô hình tương đối đồng đều và được rút ngắn hơn thể hiện ở tỷ lệ thời gian trỗ cờ, phun râu, thời gian chín. Sử dụng cân đối NPK Văn Điển có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng của giống ngô ở tất cả các điểm được 5 ngày. Đây là điều rất có ý nghĩa trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và bố trí mùa vụ tại địa phương. Mô hình bón phân NPK Văn Điển cây ngô khoẻ hơn, ít sâu bệnh hơn.

Mô hình cho thấy năng suất của mô hình khi bón NPK Văn Điển cho năng suất cao gấp 1,106 lần. Điều này khẳng định NPK5:10:3 và NPK 12:8:12 có tác dụng thực sự khi sử dụng để bón lót và bón thúc cho ngô.

Mức đầu tư giữa sử dụng phân NPK Văn Điển thấp hơn so với bón phân thông thường là 3.100.000đ. Năng suất ngô bón phân Văn Điển 60,2 tạ/ha, ô đối chứng chỉ đạt 51,8 tạ/ha, như vậy cao hơn 1,106 lần. Hiệu quả so sánh 2 lối bón, bón NPK Văn Điển cho giá trị cao hơn = 36.120.000đ - 31.080.000đ = 5.040.000đ/ha.

Hiệu quả kinh tế (tổng thu - tổng thu) khi sử dụng NPK Văn Điển so với cách bón thông thường đạt 8.140.000đ/ha. Trạm Khuyến nông Hoằng Hóa khẳng định: Sử dụng phân bón NPK 5:10:3 và NPK 12:8:12 của Văn Điển, mức đầu tư chi phí thấp hơn 1,28 lần và thu nhập cao hơn 1,48 lần so với bón phân thông thường.

+ Cán bộ khuyến nông Hoằng Hóa và bà con nông dân tham gia mô hình có nhận xét: “Nhìn quần thể ở ruộng bón NPK Văn Điển có độ đồng đều hơn so với ruộng bón NPK thông thường, không bị nhiễm sâu bệnh đặc biệt là sâu đục thân và bệnh khô vằn. Đặc biệt, bắp to múp, hạt mẩy đều, năng suất chất lượng hơn hẳn”.

+ Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đang tiến hành xây dựng nhà máy phân bón thứ hai tại Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, dự kiến sẽ có sản phẩm trong năm 2017, qua đó góp phần cung cấp tại chỗ kịp thời cho nông dân xứ Thanh một sản phẩm phân bón chất lượng cao với giá cả hợp lí.

+ Theo chia sẻ của bà con nông dân xã Hoằng Trung, phân bón NPK 5:10:3 và 12:8:12 của Văn Điển là sản phẩm được bà con nông dân trong huyện sử dụng từ lâu, song đây là lần đầu tiên trên địa bàn huyện Hoằng Hóa thực hiện mô hình đối chứng đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân NPK 5:10:3 và NPK 12:8:12 cho cây ngô đông, kết quả mang lại khá khả quan, được bà con nông dân tin tưởng, sử dụng, mở rộng đối với cây ngô và một số cây trồng khác để khẳng định vị trí, hiệu quả kinh tế của phân bón NPK Văn Điển mang lại.


Có thể bạn quan tâm

Anh: Ngăn chặn dịch cúm bằng công nghệ laser Anh: Ngăn chặn dịch cúm bằng công nghệ laser

Công nghệ laser không mới, nhưng sử dụng trong trại gia cầm nhằm phòng tránh dịch cúm lại là một ý tưởng mới và sáng tạo.

11/04/2017
Cà Mau: Làm giàu từ chồn hương Cà Mau: Làm giàu từ chồn hương

Mô hình nuôi chồn hương đang chứng minh được hiệu quả khi mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho hộ dân.

11/04/2017
Lập vườn cây ăn trái trên đỉnh núi Dài thu nửa tỷ đồng/năm Lập vườn cây ăn trái trên đỉnh núi Dài thu nửa tỷ đồng/năm

Tính đến nay trong khu vườn rừng rộng trên 2ha của ông đã có trên 200 cây bưởi da xanh trên 8 năm tuổi đang ra trái; xoài cát Hòa Lộc trên 50 cây

12/04/2017