Ngỡ ngàng bắt gặp 12 con giáp biến hóa từ tre
Đó là bộ tác phẩm của bà Chu Thị Kim Sinh, 78 tuổi ở phường Trung Hưng (Sơn Tây, Hà Nội).
Bà Sinh bắt đầu sưu tầm những cây tre, gốc tre có hình thù giống các con giáp từ năm 1995, khi vợ chồng bà xem vở kịch “Con rồng tre” của Nguyễn Ái Quốc.
Kiệt tác "Lưỡng long chầu nguyệt" (Thìn) của bà Sinh là tác phẩm độc đáo nhất trong bộ sưu tập 12 con giáp biến hóa từ tre.
Tác phẩm đầu tiên bà dày công uốn nắn, luyện thành là tác phẩm “Lưỡng long chầu nguyệt” gồm 2 con rồng đang chầu nguyệt với đầy đủ mắt, miệng, râu, chân… đầu hơi ngẩng và thân hình uốn lượn tựa như đang bay lên.
Từ sự thành công của tác phẩm "Lưỡng long chầu nguyệt", bà quyết tâm "nuôi" đủ 12 con giáp.
Và 12 năm sau, bà đã có đủ bộ sưu tập 12 con giáp bằng tre trông rất bắt mắt, độc đáo.
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù giảm diện tích và sản lượng nhưng niên vụ vải thiều 2016 của tỉnh Bắc Giang vẫn đem về khoảng 5 nghìn tỉ đồng, cao hơn cùng kỳ năm ngoái gần 500 tỉ đồng”. Đó là thông tin được công bố tại hội nghị tổng kết công tác sản xuất và tiêu thụ vải thiều năm 2016 diễn ra sáng 18.8 tại tỉnh Bắc Giang.
Dù khá nổi tiếng và hàng năm cung ứng ra thị trường hàng chục ngàn tấn trái, nhưng bưởi da xanh Bến Tre vẫn loay hoay với thị trường nội địa.
Hiện huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) đã có 9/16 xã về đích nông thôn mới (NTM). Theo kế hoạch, cuối năm 2016 sẽ có 3 xã nữa về đích và năm 2017 huyện sẽ đạt chuẩn NTM. Đâu là cơ sở để Sông Lô đặt ra mục tiêu này?