Nghiên Cứu Lai Tạo Thành Công Giống Dưa Chuột PC4 Phục Vụ Chế Biến Xuất Khẩu
Gia đình anh Nguyễn Văn Hiếu ở xã Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương đã trồng rau màu gần 10 năm. Trước đây, gia đình anh thường trồng tỏi hoặc giống dưa chuột địa phương. Nhưng giống dưa địa phương cho năng suất và chất lượng không cao nên thu nhập từ mảnh vườn hơn 1 sào của gia đình không đáng kể.
Tuy nhiên, một số người trồng dưa chuột khác trong xã lại cho thu nhập cao hơn nhiều so với giống dưa mà anh Hiếu trồng. Sau khi tìm hiểu, anh tìm đến Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm để mua giống dưa chuột mới PC4 về trồng thử. Mặc dù mới trồng thử một năm, nhưng thu nhập từ trồng dưa chuột PC4 mang lại cao hơn nhiều lần so với các giống dưa khác. Mỗi vụ, hơn 1 sào nhà anh thu được hơn 3 tấn quả.
Anh Hiếu nhận xét: “Năm nay mới trồng thêm giống này, thấy chất lượng tốt nên trồng. Chất lượng tốt nên giá bán cao hơn, giá của dưa này là 8000 nghìn đồng trong khi giá các loại khác chỉ khoảng 7000 nghìn đồng.”
Giống dưa chuột PC4 là giống lai F1 giữa hai giống bố mẹ DL7 và TL15, được Viện cây lương thực và Cây thực phẩm nghiên cứu lai tạo từ năm 2007. Sau nhiều lần nghiên cứu và thử nghiệm, năm 2009, Viện đã nghiên cứu thành công giống dưa này.
Thạc sĩ Đào Xuân Cảnh, Phó Bộ môn Cây lương thực nhận định: “Giống DL7 cho quả to nhưng năng suất cao, còn giống TL15 cho năng suất cao. Giống dưa chuột PC4 kết hợp được ưu điểm của hai giống bố mẹ, cho năng suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp.”
Sau khi tiến hành trồng khảo nghiệm tại nhiều địa phương, kết quả cho thấy giống PC4 trồng vụ xuân hè hay thu đông đều thích hợp. Năng suất trung bình hơn 2 kg quả/cây. Cây sinh trưởng khỏe, có hình dạng đẹp, thân lá xanh đậm, lá cứng khỏe.Thời gian sinh trưởng từ 85 đến 90 ngày. Cây cho thu quả sớm, sau khi trồng 40-42 ngày đã có thể thu hoạch. Thời gian thu quả kéo dài trên 40ngày. Quả có hình dạng đẹp, đường kính từ 2,8-3,0 cm, dài từ 24-30 cm, màu xanh đậm, gai quả đen, cùi dày, giòn, thơm. Giống có khả năng chống chịu khá với bệnh phấn trắng và bệnh sương mai.
Từ năm 2009, mỗi năm, Viện Cây lương thực và Cây Thực phẩm triển khai thêm hơn 100 hecta trồng mới giống dưa này để phục vụ sản xuất xuất khẩu thông qua các công ty xuất nhập khẩu và chuyển giao trực tiếp cho bà con nông dân ở các vùng sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Bà con ở đây đón thầy Minh như đón người thân về nhà. Gần 10 năm nay, thầy Minh gắn bó với bà con trồng cà chua của huyện Hải Hậu, bằng những giống cà chua lai đầu tiên của trung tâm, chuyển giao tới bà con gieo trồng
Có thể nói, đối với vấn đề trồng cỏ, thật không có gì dễ bằng. Để khắc phục tình hình thiếu thức ăn trong ngành chăn nuôi, đặc biệt là vào thời kỳ hạn hán như hiện nay, việc trồng các giống cỏ cao sản được xem như một giải pháp hữu hiệu, vừa tạo ra nguồn thức ăn cho gia súc, đồng thời bảo vệ tốt điều kiện môi trường, tăng độ phì nhiêu cho đất
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam vừa có báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: "Chọn giống kháng bệnh có năng suất cao cho bạch đàn và keo" giai đoạn 1996-2000 và 2001-2005. Theo báo cáo, đề tài đã tuyển chọn được một số giống mới chống chịu bệnh và sinh trưởng nhanh, trong đó có hai dòng keo lai AH7 và AH1
Chúng tôi chuyên cung cấp các chủng loại cây giống lâm nghiệp, hạt giống với chất lượng cao, thích ứng với mọi địa hình thổ nhưỡng, cho lợi ích kinh tế cao trong thời gian ngắn
Đây là giống rất tốt để đưa ra diện rộng và bổ sung vào cơ cấu giống cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung bộ như Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Tháp, Bến Tre (đặc biệt ở Hậu Giang diện tích phát triển rất mạnh nên giống này còn có tên Hậu Giang 2)