Nghiên cứu dòng thuốc tẩy giun mới cho gia súc
Nhóm nghiên cứu bao gồm nhà vi sinh vật học Joseph Urban và các đồng nghiệp của ông tại Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng con người Beltsville của Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS) trực thuộc USDA ở Beltsville, Maryland; và Raffi Aroian, Yan Hu từ Ttrường Đại học California-San Diego.
Giun tròn ký sinh thường lây nhiễm cho lợn là loài Ascaris suum, loài này có gien tương tự với A.lumbricoides - một loài giun tròn nhiễm cho khoảng 1 tỷ người trên toàn thế giới.
Nhiễm A.suum ở lợn được cho là một mô hình tốt cho nhiễm A. lumbricoides ở người do con đường di chuyển tương tự nhau thông qua cơ thể và ruột.
Trong các thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một loại prôtêin tinh thể được gọi là Cry5B do nhóm Aroian cung cấp.
Prôtêin này có nguồn gốc từ vi khuẩn đất Bacillus thuringiensis.
Prôtêin Cry5B được cho là không độc hại đối với động vật có xương sống và động vật có vú.
Liều lượng mà nhóm nghiên cứu cung cấp trong nghiên cứu này là có thể so sánh được với khoảng liều lượng được sử dụng trong các loại thuốc chống ký sinh trùng thương mại hiện có.
Kết quả cho thấy tiềm năng của Cry5B trong điều trị nhiễm giun đũa ở lợn và các gia súc khác, đồng thời nó lại hoạt động hiệu quả trong đường tiêu hóa của con người, các tác giả cho biết.
Nhóm nghiên cứu đã mô tả nghiên cứu này trong một bài báo được đăng trên tạp chí PLOS Neglected Tropical Diseases năm 2013.
Theo các nhà khoa học, cần phải có các hệ thống phân phối thực tế hơn trong điều trị giun bằng thuốc chống ký sinh trùng, đồng thời cần phải lên kế hoạch cho nghiên cứu hợp tác sau này.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nghiên cứu nông nghiệp, số ra tháng 5-6 năm 2014.
Có thể bạn quan tâm
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy đột biến mất gien có ảnh hưởng đồng thời đến khả năng sinh sản và sản lượng sữa ở bò sữa.
Viện Khoa học Kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên đã nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ mới về nuôi bò thịt để đạt năng suất, chất lượng thịt cao đáp ứng tốt yêu cầu thị trường góp phần tăng thêm thu nhập cho các nông hộ chăn nuôi ở các tỉnh Tây Nguyên.
Theo nghiên cứu của nhà khoa học Terrance M. Arthur tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trung bình khoảng 2% gia súc chăn thả trên đồng cỏ, hoặc gia súc ăn khẩu phần nhiều năng lượng trong một chuồng nuôi vỗ béo, có thể là những "supershedders" - vật nuôi thải ra một lượng lớn các sinh vật gây bệnh như: Escherichia coli O157: H7 trong phân của chúng.