Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Nghe ngóng, cân nhắc kỹ khi xuống giống hè thu

Nghe ngóng, cân nhắc kỹ khi xuống giống hè thu
Tác giả: Đình Thắng
Ngày đăng: 08/04/2016

Trước tình hình mới, TS Nguyễn Văn Hòa – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã có những chia sẻ với NTNN về những chỉ đạo  sản xuất của Bộ NNPTNT đối với các địa phương.

Ông Hòa cho biết, Cục Trồng trọt đang chuẩn bị ban hành chỉ thị mới để hướng dẫn các địa phương tích cực lấy nước, chăm sóc diện tích lúa hè thu sớm đã gieo trồng. Những vùng đã tiếp cận được nước, độ mặn giảm ở mức an toàn thì khẩn trương hướng dẫn bà con xuống giống gieo trồng. Đối với những khu vực đã được cảnh báo không an toàn phải cân nhắc kỹ lịch gieo trồng theo hướng dẫn, địa phương không nên để người dân ồ ạt xuống giống.

Những vùng an toàn như 2 bên sông Tiền, sông Hậu ở các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp Mười, An  Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, đã có nước cần kiểm tra độ mặn trước khi xuống giống, nghe ngóng thông tin và làm theo khuyến cáo của địa phương. Thời điểm này vai trò của chính quyền địa phương rất quan trọng, nắm bắt được rõ ràng nhất vùng nào độ mặn an toàn được phép xuống giống, vùng nào đang bấp bênh phải tiếp tục chờ nước.

Những vùng cách cửa sông từ 25-4km chưa thể xuống giống được vì chưa có nước thì phải chờ mưa đến tháng 5-6 mới có thể xuống giống. Có khoảng 150.000-200.000ha chưa thể xuống giống tập trung ở một số vùng ven biển như Vĩnh Thuận, An Biên, U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang, một số vùng Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau… Các địa phương này cần chờ đến cuối tháng 5 sang tháng 6 khi có mưa thì mới có thể xuống giống.

Cũng theo ông Hòa, hiện nay El Nino vẫn chưa chấm dứt, các địa phương cần theo dõi sát với dự báo để nắm bắt tình hình. Việc đưa nước từ đầu nguồn sông Mekong cũng chỉ giải quyết được một phần tình trạng hạn mặn, chứ chưa thể giải quyết một cách cơ bản. Lo ngại nhất là tháng 5 không có mưa thì sẽ tiếp tục hạn hán và xâm nhập mặn. Nếu không có mưa, các địa phương cần chủ động các phương án đối phó phòng chống hạn ở các vùng xuống giống, chỉ đạo xuống giống hết sức cân nhắc. Khả năng đến tháng 6 mới có mưa diện rộng, lúc đó các vùng bấp bênh mới có thể xuống giống được.

Vấn đề xuống giống muộn không ảnh hưởng đến năng suất lúa hè thu nhưng vụ tiếp theo sẽ khó khăn. Vụ thu động phải sử dụng giống cực ngắn ngày và có thể phải gieo sạ trước sau đó cấy thì mới kịp. Có khoảng 150.000 -200.000ha nằm trong diện khó khăn này vì xuống giống hè thu muộn.


Có thể bạn quan tâm

Khát vọng thương hiệu Yến sào Quảng Ngãi Khát vọng thương hiệu Yến sào Quảng Ngãi

Những đợt lạnh chạm mức kỷ lục vào đầu năm 2016 khiến yến chết hàng loạt. Trước diễn biến thời tiết ngày càng khắc nghiệt, người nuôi yến cần có những giải pháp bảo vệ đàn yến. Bên cạnh đó, người nuôi yến cần xây dựng thương hiệu yến sào Quảng Ngãi để bảo vệ và nâng cao uy tín, giá trị sản phẩm.

07/04/2016
Chanh xuất khẩu sang Hàn Quốc tín hiệu vui cho nhà vườn huyện Cao Lãnh Chanh xuất khẩu sang Hàn Quốc tín hiệu vui cho nhà vườn huyện Cao Lãnh

Thời gian gần đây, thông tin Công ty In Jae (Hàn Quốc) chuẩn bị thực hiện hợp đồng liên kiết thu mua sản phẩm chanh tươi với Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ chanh Cao Lãnh (ấp Bình Linh, xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh), khiến nhà vườn phấn khởi và đặt nhiều kỳ vọng vào sự hợp tác này.

07/04/2016
Người trồng mắc ca đang hái trái ngọt Người trồng mắc ca đang hái trái ngọt

Hiện nay, tới thăm các trang trại trồng mắc ca có thể thấy người nông dân (ND) đang thực sự hưởng niềm vui "trái ngọt" sau một thời gian dành tâm huyết cho giống cây mới.

08/04/2016