Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Nghề bắt lươn đồng ở xứ Nghệ

Nghề bắt lươn đồng ở xứ Nghệ
Tác giả: Xuân Đức
Ngày đăng: 05/09/2016

Với những người gắn bó với làng quê, đồng ruộng, hình ảnh người thợ bắt lươn không xa lạ.

Chiều muộn tháng 7, trên cánh đồng lúa ở xã Khánh Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) không khó bắt gặp những đứa trẻ tay cầm chiếc câu và người đàn ông chở hàng trăm chiếc trúm (trúm được làm từ thân cây nứa) bắt lươn trên cánh đồng lúa xanh mướt.

Đây là 2 cách bắt lươn truyền thống mà người dân được truyền lại từ thời cha ông. Nơi đây, từ những đứa trẻ cho đến người già, hầu như ai cũng biết cách bắt và bẫy lươn.

Hơn 40 năm hành nghề bẫy lươn bằng cách thả trúm, ông Nguyễn Văn Hòa (60 tuổi, trú xóm Phú Khánh, xã Khánh Thành) thoăn thoắt thả 200 chiếc trúm xuống ruộng lúa cách nhà ông khoảng 5 km.

Ông Hòa cho biết, thả trúm bẫy lươn là phương pháp thông dụng nhất. Thông thường, khoảng 17h chiều là người dân đi đặt dưới ruộng lúa. Ông trúm được ngâm dưới ruộng sau một đêm, đến rạng sáng hôm sau thì lấy lên, thu hoạch.

Để bẫy được lươn chui dưới lòng đất, cần phải nắm rõ được các từ cách làm ống trúm, kỹ thuật thả dưới ruộng và quan trọng hơn hết là làm mồi nhử lươn.

Thông thường, ban đêm lươn sẽ từ đất chui lên để đi kiếm ăn, vì thế mồi nhử lươn được đặt ở phía bên trong ống trúm. Mồi nhử lươn được làm từ nhiều thứ, nhưng thông dụng nhất vẫn là bắt những con giun đất băm nhỏ trộn lẫn với bùn non. Ngoài ra, người đặt bẫy có thể băm thêm cua đồng và ốc để tạo ra mùi tanh “quyến rũ” lươn ẩn nấp dưới hang hốc.

Ông Nguyễn Văn Kỷ (45 tuổi) cho hay, nghề bẫy lươn là nghề phụ nhưng cho thu nhập khá ổn định. "Ban ngày, chúng tôi làm việc đồng áng, việc nhà. Chiều đến thì làm mồi thả trúm bẫy lươn. Tôi thả 200 chiếc trúm trung bình mỗi ngày thu về được 2 kg lươn, giá bán là 80.000 đồng/kg", ông Kỷ hồ hởi.

Chiến lợi phẩm sau một đêm thả ống trúm bẫy lươn.

Phương tiện đi thả ống trúm bẫy lươn thường là chiếc xe đạp.

Cách thứ hai để bắt lươn là sử dụng lưỡi câu bằng thép buộc dây. Mồi nhử bằng giun đất được ngoắc vào lưỡi câu. Khó khăn của phương pháp này ở chỗ, việc tìm các hang lươn chỉ những thợ lành nghề mới biết phân biệt rõ được.

Để dụ lươn cắn câu phải rất kiên trì, có khi mất khoảng 30 phút lươn ở trong hang mới cắn câu. Trong ảnh, một chú lươn đã bị "mắc lừa" người thợ.

Niềm vui của một thợ nhí 15 tuổi sau khi câu được con lươn khá bự.

Sau 2 giờ đồng hồ, em Nguyễn Văn Đính đã câu được khoảng 0,3 kg lươn đồng.

Công việc và cuộc sống của người dân nơi đây cứ như vậy mỗi ngày.

Một bát cháo lươn đồng xứ Nghệ làm nhiều người ưa thích.

Khoảng thời gian nay, những thợ làm ống trúm để bán cũng tất bật không kém. Từ tháng 5 đến tháng 7 là lúc người dân mua nhiều nhất, họ phải huy động cả người thân cùng làm. Mỗi ngày những người thợ này bán ra gần 1.000 ống trúm, thu nhập mỗi ngày 300.000 đồng.


Có thể bạn quan tâm

Tỷ phú cá nơi rừng thiêng nước độc Tỷ phú cá nơi rừng thiêng nước độc

Từng là lâm tặc có tiếng ở huyện Tân Sơn (Phú Thọ), gần 20 năm nếm đủ cay đắng, Phạm Hữu Mai đã “gác kiếm” chuyển sang nuôi cá lồng. Không ít người ngạc nhiên khi ở chốn rừng thiêng nước độc bỗng xuất hiện một tỷ phú cá lồng.

01/09/2016
Nhiều ngư dân tính việc cho con nghỉ học Nhiều ngư dân tính việc cho con nghỉ học

Chưa thể đánh bắt cá gần bờ, hải sản từ khai thác xa bờ thì rất khó tiêu thụ, giá thấp... nên để có thu nhập, những ngày qua ngư dân vùng biển Quảng Trị phải lam lũ làm thêm nhiều nghề tay trái như phụ hồ, khuân vác… Có người phải qua Lào đi làm thợ đụng chui. Ấy thế mà bữa ăn vẫn thiếu trước hụt sau.

01/09/2016
Người miền Tây ngóng chờ lũ Người miền Tây ngóng chờ lũ

Thông thường, đầu tháng 8 dương lịch, lũ (hay còn gọi là mùa nước nổi) sẽ xuất hiện ở ĐBSCL. Nhưng đến nay, ở thượng nguồn vùng lũ, mực nước vẫn ở mức rất thấp khiến cho nhiều người dân không vui, khắc khoải, âu lo.

01/09/2016