Ngành tôm cần đẩy mạnh sản xuất hàng giá trị gia tăng
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm đã có dấu hiệu phục hồi khi 4 tháng đầu năm nay đạt kim ngạch xuất khẩu 974 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trong bối cảnh còn phải đối mặt với nhiều thách thức, ngành tôm nên đẩy mạnh sản xuất hàng giá trị gia tăng, tập trung nhiều hơn cho khâu nuôi để nâng sức cạnh tranh.
Xuất khẩu tôm tăng 10%
Theo Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giai đoạn 2010 – 2023, Việt Nam có diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 644.000 – 737.000ha, xuất khẩu đến 100 quốc gia với 5 thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… Kết quả này đã đưa Việt Nam trở thành nhà cung cấp tôm lớn thứ hai thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13 – 14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn cầu.
Chỉ tính riêng tháng 4.2024, theo VASEP, xuất khẩu tôm đã thu về 287 triệu USD, tăng nhẹ 0,2% so với tháng trước đó. Luỹ kế 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đã mang về 974 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ và tiếp tục là mặt hàng thủy sản có kim ngạch lớn nhất.
Cũng theo VASEP, xuất khẩu tôm đã có sự thay đổi trong xu hướng nhập khẩu của các thị trường chính. Nếu như trong các tháng trước đó, thị trường Mỹ và Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh thì trong tháng 4 năm nay, xuất khẩu sang các thị trường này chỉ tăng mức nhẹ.
Cụ thể, xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm 15% sau khi vẫn tăng trưởng nhẹ trong tháng 3. Như vậy, trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 168 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu tôm vào Mỹ từ các nguồn cung trong quý đầu năm nay ghi nhận tăng về khối lượng, giảm nhẹ về giá trị. Tháng 3 năm nay, Mỹ lại tăng mạnh nhập khẩu tôm từ Ecuador với mức tăng 25% và 24% lần lượt về khối lượng giá trị. Điều này có thể khiến cho Mỹ giảm bớt lượng nhập từ các nguồn khác.
Theo bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm, ngành tôm Việt Nam đang trong giai đoạn “phấp phỏng” trước những thông tin liên quan đến thuế chống trợ cấp. Hiện, Mỹ đang xem xét công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, hy vọng đạt kết quả tích cực sẽ giúp cho rào cản thuế chống trợ cấp được tháo gỡ, giải tỏa gánh nặng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam đi Mỹ.
Đối với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu tôm từ Việt Nam tăng 1,7%, đạt 64 triệu USD trong tháng 4 năm nay. Luỹ kế 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 192 triệu USD, tăng 41%.
Tập trung khâu nuôi để tăng sức cạnh tranh
Sau khi giảm trong hai tháng trước, xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc và châu Âu đã ghi nhận sự phục hồi trong tháng 4. Cụ thể, xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc ghi nhận tăng nhẹ 4% trong tháng 4 năm nay và thu về hơn 95 triệu USD trong 4 tháng đầu năm, tuy nhiên giảm 10%.
Đáng chú ý, EU là thị trường ghi nhận mức tăng trưởng tốt nhất trong tháng 4 năm nay, với kim ngạch đạt 38 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 4 tháng năm 2024, giá trị xuất khẩu đạt 119 triệu USD, gần như tương đương với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất khẩu sang các thị trường đơn lẻ chính trong khối đều tăng trưởng hai con số. Xuất khẩu sang Đức, Hà Lan và Bỉ tăng lần lượt 29%, 37% và 39%; xuất khẩu sang Đan Mạch tăng mạnh 88%.
Theo VASEP, xuất khẩu tôm của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm ghi nhận tăng 10% so với cùng kỳ, là dấu hiệu cho thấy lượng tồn kho tại các thị trường đã giảm bớt. Tuy nhiên, nhu cầu thực tế của người tiêu dùng vẫn chưa thể hiện rõ khả năng hồi phục. Trong bối cảnh còn phải đối mặt với nhiều thách thức, ngành tôm Việt Nam nên đẩy mạnh sản xuất hàng giá trị gia tăng, tập trung nhiều hơn cho khâu nuôi để tăng năng suất, giảm giá thành, nâng sức cạnh tranh để tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong năm nay.
Trước đó trong năm 2023, xuất khẩu thủy sản thu về khoảng 9,2 tỷ USD, đạt 92% so với kế hoạch; riêng mặt hàng tôm đã thu về 3,45 tỷ USD. Việt Nam là quốc gia được đánh giá có công nghệ chế biến tôm hiện đại nhất và có thế mạnh về sản xuất hàng giá trị gia tăng.
Triển lãm Thủy sản Toàn cầu 2024 diễn ra tại Tây Ban Nha vào tháng 4 có sự tham dự của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam. Tại đây, các mặt hàng tôm giá trị gia tăng tươi ngon từ Việt Nam đã được quảng bá tới người tiêu dùng và nhập khẩu châu Âu. Các sản phẩm tôm ăn liền được doanh nghiệp chế biến thành nhiều món ăn phong phú, đa dạng và mời khách tham gia thưởng thức ngay tại các gian hàng. Rõ ràng, việc đẩy mạnh sản xuất hàng giá trị gia tăng cho mặt hàng tôm đang có nhiều lợi
- Oxy hoà tan cao
- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt
- Ưu điểm:
+ Tiêu thụ điện năng thấp
+ Tiêu chuẩn ISO-9001
+ Chất lượng vượt trội
- Ứng dụng:
+ Nuôi tôm thâm canh
+ Nuôi tôm trong nhà
+ Hệ thống ương nuôi tôm
Có thể bạn quan tâm
Tại triển lãm thủy sản toàn cầu 2024 diễn ra tại Tây Ban Nha vào tháng 4, các mặt hàng tôm giá trị gia tăng tươi từ Việt Nam đã được các nhà nhập khẩu.
Tại Trà Vinh, thương lái đang thu mua cá lóc với giá từ 45.000 - 47.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Quy trình công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei/Penaeus vannamei) thâm canh 3 giai đoạn, giảm chất thải.