Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành chăn nuôi trước ngưỡng cửa TPP thay đổi để thích ứng

Ngành chăn nuôi trước ngưỡng cửa TPP thay đổi để thích ứng
Ngày đăng: 29/10/2015

Ngành chăn nuôi phải chủ động trong hội nhập

Theo TPP, ngành chăn nuôi có ít nhất 10 năm (từ năm 2015) để chuẩn bị trước khi thuế xuất nhập khẩu về 0%.

Ông nhận định như thế nào về “thời gian vàng” này?

Đây đúng là “thời gian vàng” để ngành chăn nuôi đẩy mạnh tái cơ cấu, nhanh chóng tổ chức lại sản xuất.

Để làm được điều này, nỗ lực của ngành chăn nuôi chưa đủ mà phải có cơ chế, chính sách phù hợp của nhà nước.

Cụ thể: Chính phủ áp dụng cơ chế tín dụng đặc biệt như: Cho vay lãi suất ưu đãi theo chu kỳ sản xuất, xóa bỏ các khoản phí, lệ phí chăn nuôi, thú y không hợp lý.

Bên cạnh đó, sớm ban hành nghị định về hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới; khuyến khích phát triển chuỗi liên kết giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi…

Thưa ông, TPP chưa được ký kết, thịt gà Mỹ, thịt bò Úc… đã tràn vào nước ta với giá rẻ.

Vậy khi TPP có hiệu lực, thịt nhập khẩu dự báo tăng mạnh.

Điều này có đáng lo ngại?

Chúng ta không nên lo lắng quá bởi hiện nay, lượng thịt nhập khẩu chưa đến mức báo động.

Thịt gà nhập khẩu chỉ chiếm 8 - 10% tổng số thịt gà công nghiệp tiêu thụ ở Việt Nam.

Trong khi, ở nước ta, thịt gà công nghiệp chiếm 20 - 25% thị phần, còn chủ yếu là thịt gà của các địa phương, gà lông màu, gà đặc sản…

Do đó, thịt gà công nghiệp nhập khẩu khó cạnh tranh với thịt gà trong nước.

Ngoài ra, thói quen tiêu dùng của người Việt cũng không dễ thay đổi từ “thịt nóng, thịt tươi” sang “thịt đông lạnh”.

Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam có lợi thế về chăn nuôi gà lông màu.

Vì vậy, ngành chăn nuôi nên phát triển đàn gà lông màu, tăng sức cạnh tranh cho thịt gà trong nước.

Theo ông, điều này thực sự khả quan?

Điều này chưa hẳn đã đúng, nếu ồ ạt chuyển sang chăn nuôi gà lông màu thì gà lông màu sẽ ế.

Khi ế, giá giảm và người chăn nuôi lại lỗ.

Hơn nữa, không phải nước nào, người tiêu dùng cũng thích ăn gà chăn thả.

Tôi không bi quan lắm về chăn nuôi gà công nghiệp bởi nếu tổ chức sản xuất theo chuỗi với quy mô lớn, đầu tư công nghệ cao, giá thịt gà công nghiệp có thể giảm từ 25 - 30%.

Lúc đó, khả năng cạnh tranh của thịt gà trong nước sẽ cao.

Trong ngành chăn nuôi, chăn nuôi bò có phải là ngành chịu nhiều sức ép nhất khi gia nhập TPP?

Thịt, sữa bò và gà công nghiệp là những mặt hàng chịu tác động lớn của TPP.

Bò thịt Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng 50 - 60% nhu cầu; đàn bò sữa chỉ đảm bảo 28% nhu cầu tiêu dùng sữa tươi và đến năm 2020, mới đạt 50% nhu cầu, còn lại 50% vẫn phải nhập… Đáng lo ngại, chúng ta khó cạnh tranh được về giá.

Ví dụ: Sữa New Zealand khoảng 9.000 – 9.400 đồng/lít, trong khi tại Việt Nam, doanh nghiệp đã thu mua của người dân 10.000 – 13.000 đồng/lít.

Tuy nhiên, không vì vậy mà chúng ta làm mọi cách để chăn nuôi, bởi chăn nuôi gia súc đòi hỏi nhiều yếu tố: Quỹ đất lớn, thức ăn xanh, nguồn nước chất lượng…

Xin cảm ơn ông!

Chính phủ cần sớm ban hành nghị định về hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới; khuyến khích phát triển chuỗi liên kết giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Cây Bí Đỏ Đồng Tiền Hiệu Quả Từ Cây Bí Đỏ Đồng Tiền

Xác định vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm, với mục tiêu nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, một vài năm trở lại đây, thành phố Yên Bái đã đưa nhiều giống cây trồng mới vào sản xuất, trong đó có cây bí hạt đậu lai F1-868 hay còn gọi là bí đỏ đồng tiền vàng.

15/01/2015
Hợp Tác Xã Rau An Toàn Long Mỹ Đạt Chuẩn VietGap Hợp Tác Xã Rau An Toàn Long Mỹ Đạt Chuẩn VietGap

Tham gia mô hình này, nông dân được tập huấn kỹ thuật VietGap trên rau và được hướng dẫn cụ thể cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, an toàn và hiệu quả theo nguyên tắc 4 đúng, không phun ngừa tràn lan, đảm bảo thời gian cách ly, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, giảm chi phí đầu tư.

15/01/2015
Vinafood 2 Sẽ Mua Toàn Bộ Lúa Mùa Nổi Cho Nông Dân Vinafood 2 Sẽ Mua Toàn Bộ Lúa Mùa Nổi Cho Nông Dân

Theo ông Năng, lúa mùa nổi là dạng sản phẩm hiếm nhưng đã được khôi phục tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang và một số nơi khác của An Giang là điều rất đáng mừng. “Càng đáng mừng hơn nữa là lãnh đạo An Giang đã thấy được tầm quan trọng của lúa mùa nổi và các nhà khoa học đã quyết tâm khôi phục lại. Chúng tôi cam kết sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm do nông dân sản xuất ra”, ông khẳng định.

15/01/2015
Vùng Mía Nguyên Liệu Giảm Sút Cả 3 Tiêu Chí Vùng Mía Nguyên Liệu Giảm Sút Cả 3 Tiêu Chí

Vùng mía nguyên liệu cho 3 nhà máy đường trên địa bàn tỉnh hàng năm được ổn định từ 28.600 - 28.800 ha. Trong đó, Nhà máy đường Tate & Lyle 18.800 ha, Nhà máy đường Sông Con 8.200 ha và Nhà máy đường Sông Lam 1.800 ha. Nhưng niên vụ ép 2014 - 2015 này trên cả 3 vùng mía nguyên liệu của 3 nhà máy diện tích năng suất và sản lượng mía đều thấp thua so với kế hoạch đề ra và giảm nhiều so với niên vụ ép năm 2013 - 2014.

15/01/2015
Giá Hồ Tiêu Giảm 10 Ngàn Đồng/kg Giá Hồ Tiêu Giảm 10 Ngàn Đồng/kg

Nguyên nhân khiến giá hạt tiêu giảm là do đang vào vụ thu hoạch, nguồn cung khá dồi dào, nhiều nhà vườn sau khi thu hoạch đều đồng loạt bán ra để thanh toán các khoản công nợ, như: tiền mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công thợ. Theo các nhà vườn, nếu hạt tiêu nằm mức từ 100 ngàn đồng/kg trở lên, người trồng đã có lời cao.

15/01/2015