Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Ngăn bệnh trên cá hồi bằng dung dịch vi khuẩn

Ngăn bệnh trên cá hồi bằng dung dịch vi khuẩn
Tác giả: Dũng Nguyên
Ngày đăng: 18/07/2020

Trong một thử nghiệm thực địa tại Pháp, một dung dịch mới từ vi khuẩn đã giúp điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột của cá hồi vân, đồng thời cải thiện sức đề kháng và hiệu suất nuôi cá từ giai đoạn đầu đời.

Vai trò của dung dịch vi khuẩn

Dịch bệnh là trở ngại lớn nhất trong ngành nuôi cá hồi tại nhiều quốc gia hiện nay, đây là kết quả của sự tương tác giữa mầm bệnh, vật chủ và môi trường. Những dịch bệnh thường xuất hiện ở cá hồi vân gồm: dịch bệnh do vi khuẩn gây ra (Aeromonas spp., Yersinia spp., Flavobacterium spp.,…), ký sinh trùng (Gyrodactylus, Chilodonella, Trichodina, Epistylis, Trichophrya, Ichthyopthirius, Ichtyobodo), dịch bệnh thận tăng sinh, nhiễm trùng ruột do amoebic, Coleps, nấm (Saprolegnia) và virus (hoại tử nhiễm trùng tuyến tụy, hoại tử nhiễm trùng máu…).

Trong các nghiên cứu của Alexandre Brame, Nolivade, Stephane Frouell, Giám đốc dự án NTTS và Maxime Hogonin, Giám đốc sản phẩm NTTS, Mixscience, Pháp, tiềm năng của các dung dịch vi khuẩn bacillus sp tuyển chọn đã được làm sáng tỏ (Nolivade, France) và được trực tiếp ứng dụng vào môi trường nước nuôi cá hồi vân ở giai đoạn sớm.

Bổ sung các dung dịch vi khuẩn vào nước ao nuôi có thể điều chỉnh cấu trúc của hệ vi sinh đường ruột. Do đó, mục tiêu chính của nghiên cứu trên để mô tả đặc điểm của hệ vi sinh vật đường ruột của cá hồi vân khi được sử dụng hoặc không sử dụng dung dịch vi khuẩn trong hệ thống sản xuất.

Thử nghiệm

Thử nghiệm được thực hiện trong hệ thống nước chảy 1.300 lít trong nhà tại một trại nuôi cá hồi tư nhân ở Pháp. Dòng chảy liên tục với lưu lượng nước 0,6 l/s. Tất cả dòng chảy thử nghiệm kết nối với thiết bị lọc cơ học chung. Nhiệt độ, độ mặn, nồng độ ôxy dựa theo các điều kiện môi trường xung quanh của dòng sông cấp nước trực tiếp cho trại nuôi. 4 dòng chảy đối chứng (CTRL) và 4 dòng chảy khác thử nghiệm các sản phẩm của Nolivade (EXP).

50.000 trứng được ngâm 1 ngày trong một dung dịch chứa vi khuẩn (2 g sản phẩm pha loãng trong 10 lít nước); sau đó lại dùng dưới dạng bột đổ trực tiếp vào nước từ ngày 1 sau khi ấp trứng tới ngày 60. Dùng dịch vi khuẩn được sử dụng theo liều tương đương 1.10e5 CFU/l của dòng chảy.

Vào ngày 60, để phân tích vi sinh, 12 con cá hồi non được lấy mẫu ở mỗi nhóm, rửa sạch bằng nước muối sau đó được tách chiết DNA để chứng minh những thay đổi trong kết cấu hệ vi sinh vật của cá hồi vân.

Các mẫu được bảo quản lạnh ở nhiệt độ -800C. Tách chiết DNA bằng bộ kit thương mại QIAamp DNA Stool Mini kit (QUAGEN) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cuối cùng, đo lại tỷ lệ chết lũy kế và hiệu suất tăng trưởng của cá. Chẩn đoán thú y được thực hiện suốt giai đoạn thử nghiệm để phát hiện dịch bệnh tại trại nuôi.

Tác động lên hệ vi khuẩn đường ruột, khả năng kháng bệnh và tăng trưởng

Các vi khuẩn thường thấy trong đường ruột của cá gồm Vibrio, Aeromonas, Clostridium, Flavobacterium, Serratia,Yersinia. Trong nghiên cứu, sau 61 ngày xử lý, đa dạng sinh học đường ruột đã được điều chỉnh rõ ràng bởi dung dịch vi khuẩn và sự khác biệt xuất hiện giữa các nhóm CTRL và EXP.

Số lượng vi khuẩn thuộc chủng Aeromonas, Clostridium và Serratia cao hơn ở nhóm đối chứng cho thấy nhóm cá này dễ tổn thương hơn khi thử thách với các yếu tố gây stress bên ngoài xuất hiện suốt giai đoạn tăng trưởng.

Ở ngày 23 và 30 của thử nghiệm, Saprolegnia spp xuất hiện liên quan đến Aeromonas trong đường ruột của nhóm đối chứng. Những mầm bệnh này thường trở thành tác nhân gây bệnh cho cá hồi khi bị stress, bị thương hoặc dinh dưỡng kém, sốc nhiệt…

Nhiều nhân tố kết hợp lại và trở thành nguy cơ gây viêm nhiễm nấm ở cá hồi. Nấm chủ yếu do Saprolegniasis và các mầm bệnh thứ cấp gây ra, với tổn thường thấy ở da mà nguyên nhân chính do nuôi thả dày đặc hoặc ô nhiễm môi trường. Ngoài gây tổn thương trên da, mang, nhiễm nấm cũng xuất hiện một số tổn thương cơ quan nội tạng của cá.

Dung dịch vi khuẩn lên trứng và giai đoạn đầu đời của sự phát triển của cá hồi đã bảo vệ cá chống lại lây nhiễm Saprolegnia và Aeromona; nhờ đó, cá ít tổn thương và tỷ lệ sống cải thiện đáng kể vào cuối thử nghiệm. Cuối giai đoạn ương dưỡng, tỷ lệ chết trung bình của cá là 14,3% với nhóm thử nghiệm dòng chảy; trong khi tỷ lệ chết lên tới 21,1% ở nhóm đối chứng.

Dung dịch vi khuẩn cũng tác động tích cực lên hiệu suất tăng trưởng cuối cùng. Cụ thể, trọng lượng của của nhóm cá thử nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Trọng lượng cá thể cuối của nhóm đối chứng là 1,58 g, trong khi ở nhóm thử nghiệm là 1,65 g, đồng nghĩa cải thiện 4,2%.

Cá hồi có nguy cơ cao bị nhiễm nấm do vi khuẩn cơ hội. Lúc này, các chất khử trùng bên ngoài có thể hiệu quả như malachite green, sulfate đồng, potassium permanganate và formalin nhưng sẽ tác động xấu tới môi trường.

Do đó, dung dịch khuẩn của Nolivade là một giải pháp mới, đầy tiềm năng, giúp bảo vệ cá hồi nuôi hiệu quả, giảm tổn thương của cá suốt giai đoạn đầu đời khi phải đối mặt với sự thay đổi môi trường và áp lực cao từ nhiều loại mầm bệnh.

Theo International aquafeed

 


Có thể bạn quan tâm

Công nghệ cho phép nuôi trồng thủy sản chấp hành giãn cách xã hội Công nghệ cho phép nuôi trồng thủy sản chấp hành giãn cách xã hội

Những người sáng tạo thuật toán và nhà khoa học dữ liệu tập hợp các giải pháp dành cho người chăn nuôi ngay cả khi họ không thể ở gần trang trại

17/07/2020
Sử dụng đúng cách men vi sinh khi nuôi thủy sản Sử dụng đúng cách men vi sinh khi nuôi thủy sản

Sử dụng chế phẩm sinh học là hướng đi hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường và tăng lợi nhuận kinh tế khi nuôi thủy sản.

17/07/2020
Bột mực và bột sò điệp - tổ hợp thay thế bột cá trong thức ăn tôm thẻ Bột mực và bột sò điệp - tổ hợp thay thế bột cá trong thức ăn tôm thẻ

Tin vui khi có rất nhiều dấu hiệu tích cực trong việc dùng bột mực và bột sò điệp thay thế bột cá trong thành phần thức ăn của tôm thẻ.

17/07/2020