Nắng nóng thương lái tranh nhau mua nha đam, dân không đủ bán
Những năm gần đây nông dân xã Thành Hải, phường Văn Hải, phường Mỹ Bình, TP.Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) có thu nhập ổn định nhờ cây nha đam.
Cây nha đam không những phục vụ cho ngành dược liệu mà còn chế biến làm nước giải khát rất tốt cho sức khỏe. Đây là loại cây rất thích hợp với vùng đất khô hạn, chi phí đầu tư ít. Cây nha đam thu hoạch bằng bẹ lá, giá bán ra dao động từ 1.000 – 2.000 đồng/kg, bình quân mỗi ha, người trồng lãi từ 60 – 100 triệu đồng/năm. Đây chính là lý do nhiều nông dân Ninh Thuận đang rất ưa chộng cây trồng này.
Với diện tích gần 8 sào đất, trước đây Anh Nguyễn Văn Bé (phường Văn Hải) chỉ trồng hành lá nhưng hiệu quả không cao, giá thành lại bấp bênh nên anh đã chuyển đổi sang trồng cây nha đam.
Đầu năm 2009, anh mượn vốn của người thân mua giống nha đam về trồng, sau hơn 6 tháng chăm sóc anh đã thu hoạch lứa đầu tiên. Các vụ sau mỗi tháng cho thu hoạch một lần.
Nhờ có thu nhập từ nha đam mà anh đã xây dựng căn nhà khang trang, mua sắm các trang thiết bị và nuôi con cái ăn học. Hiện nay bình quân mỗi tháng anh thu nhập trên 8 tấn nha đam, với giá bán hơn 1.300 đồng/kg, trừ chi phí lãi trên 7 triệu đồng/tháng và hơn 80 triệu đồng/năm.
Nha đam cho thu nhập cao, ổn định lại rất dễ trồng, thích hợp với vùng đất cát hoặc pha cát ven biển.
Anh Bé không ngần ngại chia sẻ: Cây này dễ trồng, ít tốn chi phí đầu tư, rất thích hợp với vùng đất cát hoặc pha cát ven biển, cho năng suất cao và đầu ra ổn định. Mấy ngày gần đây, do thời tiết nắng nóng nên các thương lái tranh nhau mua nha đam, dân sản xuất không đủ để bán.
Theo Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, hiện tại toàn tỉnh có khoảng 150ha diện tích trồng nha đam, được trồng nhiều tại các vùng quen biển. Nha đam rất thích hợp với vùng đất khắc nghiệt, lại có đầu ra ổn định, giúp nhiều hộ dân đã có cuộc sống ấm no, sung túc.
Có thể bạn quan tâm
Vụ hành đông xuân năm nay được mùa, được giá đã giúp hàng trăm hộ dân ở xã Chu Điện (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang có thu nhập cao), trong đó không ít hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Các cơ quan chuyên môn địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi kỹ thuật phát hiện gia súc động dục để phối giống kịp thời. Đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trong công tác giống nhằm phát triển nhanh đàn giống có chất lượng.
Năm 2012, tốt nghiệp Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh, chuyên ngành công nghệ sinh học, chị Trịnh Thị Như Nguyệt (25 tuổi, ở thôn Thủ Thiện Thượng, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, Bình Định) xin vào làm việc tại một số cơ sở sản xuất nấm ở Đồng Nai.