Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Nâng cao sản lượng, chất lượng và phát triển bền vững ngành tôm

Nâng cao sản lượng, chất lượng và phát triển bền vững ngành tôm
Tác giả: Quanh Bình – Chanh Đa
Ngày đăng: 26/02/2024

Ngày 23/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển tôm nước lợ năm 2024, tại tỉnh Bạc Liêu. Dự hội nghị có đồng chí Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện các bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố; các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương. Phía tỉnh Sóc Trăng có đồng chí Vương Quốc Nam – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Theo Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2023, cả nước sản xuất được 10.094 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ; 20.000 con tôm sú bố mẹ phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, bằng 90,1% so với năm 2022. Diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 737 nghìn ha, cơ bản không tăng so với năm 2022. Năm 2024, nhu cầu tôm bố mẹ cần khoảng 260.000 – 270.000 con (tôm thẻ chân trắng 200.000 – 210.000; tôm sú 60.000 con); tôm giống khoảng 140 – 150 tỷ con (trong đó, tôm thẻ chân trắng 100 – 110 tỷ con và tôm sú 30 – 40 tỷ con). Diện tích nuôi tôm đạt 737.000ha (tôm sú 622.000ha, tôm thẻ 115.000ha). Sản lượng tôm các loại ước đạt 1.065 nghìn tấn, trong đó tôm sú 300 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng 765 nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt từ 4,0 – 4,3 tỷ USD.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Số liệu nêu trên cho thấy, trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm ngày một phát triển, tăng cả về số lượng và chất lượng. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp tôm như hiện nay, một thách thức lớn đang đặt ra đối với tất cả các tỉnh, thành nuôi tôm trên phạm vi cả nước đó là “bài toán” về môi trường, dịch bệnh trong sự phát triển bền vững của ngành tôm. Cũng như một số khó khăn của ngành thủy sản mà thông tin báo chí, dư luận gần đây nói về “Ngành thủy sản chưa hết khó” như thiếu hụt nguồn nguyên liệu, ngư trường gần như cạn kiệt…

Do đó, hội nghị là dịp để các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, chia sẻ thẳng thắn, đặt ra các vấn đề còn vướng mắc đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc đề xuất các giải pháp, kinh nghiệm… để nâng cao sản lượng, chất lượng và phát triển bền vững ngành tôm trong thời gian tới, cũng như đạt các nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ trong năm 2024 và cả thời gian tới.

Trong năm 2024, biến đổi khí hậu vẫn là vấn đề cần quan tâm giải quyết, việc sản xuất tôm thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ là giải pháp cấp bách trong thời gian tới; chi phí đầu tư vẫn tiếp tục tăng cao hơn so với các nước; Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó khăn cạnh tranh về giá với các nước: Ecudor, Ấn Độ. Dù vậy, dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ phục hồi và tăng nhẹ từ 10 – 15% vào năm 2024.

Tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương và đơn vị, doanh nghiệp đã có nhiều tham luận, trao đổi, đánh giá kết quả sản xuất, những thuận lợi, khó khăn, thách thức của hoạt động sản xuất, nuôi tôm nước lợ và bàn các giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống, tôm thương phẩm; bảo vệ môi trường, xây dựng các vùng nuôi, cơ sở an toàn dịch bệnh… nhất là các vấn đề về liên kết, chế biến tôm nhằm giảm giá thành sản xuất. Các địa phương cũng có kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ phát triển ngành tôm…

Bế mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã ghi nhận và biểu dương các địa phương đã nỗ lực vượt qua những khó khăn, trở ngại để hoàn thành các mục tiêu sản xuất và xuất khẩu tôm nước lợ trong năm qua. Đồng thời đánh giá cao lãnh đạo các địa phương đã có những chia sẻ gắn liền với thực tế phát triển tôm nước lợ của địa phương; các đơn vị, doanh nghiệp cũng đã nêu bật lên những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ tôm, cũng đưa như ra những đề xuất, kiến nghị về việc nâng cao hơn nữa năng lực chế biến, đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

Qua đó đề nghị, để nâng cao hơn nữa giá trị từ con tôm và định hướng phát triển ngành tôm bền vững, các địa phương chú ý đến sự liên kết trong chuỗi sản phẩm từ giống, sản xuất đến tiêu thụ. Theo đó, các địa phương, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long cần chú ý đến việc xây dựng nguồn giống đạt chất lượng cao để chủ động trong sản xuất và giảm chi phí trong quá trình nuôi và hạn chế dịch bệnh; đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển vùng nuôi, Logistic, hướng đến sản xuất xanh, ít phát thải và ứng dụng công nghệ số trong nuôi trồng thủy sản…

may quat nuoc HS

MÁY QUẠT NƯỚC HS

- Oxy hoà tan cao

- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt

- Ưu điểm:

   + Tiêu thụ điện năng thấp

   + Tiêu chuẩn ISO-9001

   + Chất lượng vượt trội

- Ứng dụng:

   + Nuôi tôm thâm canh

   + Nuôi tôm trong nhà

   + Hệ thống ương nuôi tôm


Có thể bạn quan tâm

Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản giảm Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản giảm

Năm 2023, mặc dù Việt Nam vẫn giữ vững vị trí là nguồn cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho thị trường Nhật Bản, nhưng về thị phần đã giảm đáng kể.

22/02/2024
Hướng đi mới cho mô hình nuôi tôm siêu thâm canh Hướng đi mới cho mô hình nuôi tôm siêu thâm canh

Ngày 21/2, ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo UBND tỉnh, chính quyền các địa phương và đơn vị liên quan đã có chuyến khảo sát thực tế.

22/02/2024
Bạc Liêu tập trung cho ngành tôm và các biện pháp chống khai thác IUU Bạc Liêu tập trung cho ngành tôm và các biện pháp chống khai thác IUU

Ngày 22/2, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh Bạc Liêu.

23/02/2024