Trang chủ / Cây công nghiệp / Cây tiêu

Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Hồ Tiêu Bằng Phân Bón Lâm Thao

Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Hồ Tiêu Bằng Phân Bón Lâm Thao
Ngày đăng: 14/05/2014

Cây tiêu có tên khoa học là: Piper nigrum L, họ hồ tiêu (Piperaceae), bộ Piperales. Ở nước ta, cây tiêu được đưa vào trồng trước hết tại vùng Hà Tiên, sau đó nhanh chóng được nhân rộng ra ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và duyên hải Trung Bộ.

1. Tình hình phát triển cây tiêu ở nước ta

Trước những năm 1975, cả nước chỉ có khoảng 500ha hồ tiêu với sản lượng ước chừng 500 tấn. Nhưng từ năm 2003 đến nay Việt Nam trở thành nước sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới (chiếm 35% sản lượng và gần 50% thị phần thế giới).

Năng suất hồ tiêu trung bình cả nước năm 2011 đạt 2,4 tấn tiêu đen/ha, nhưng biến động lớn giữa các vùng trồng tiêu, từ 1,5-5 tấn/ha, cá biệt đạt trên 10 tấn/ha.

Những năm gần đây do tiêu có giá cao, nông dân có khuynh hướng bón phân vô cơ với liều lượng rất cao so với mức khuyến cáo nhưng thường mất cân đối về tỷ lệ đạm – lân - kali, ít quan tâm đến cân đối phân hữu cơ với phân vô cơ đã làm môi trường đất xấu đi.

2. Yêu cầu sinh thái

Cây tiêu ưa điều kiện khí hậu nóng ẩm: Nhiệt độ thích hợp là 25 - 28 độ C, lượng mưa cả năm yêu cầu 1.200 – 2.500mm, trong đó cần có một giai đoạn khô hạn ngắn sau thu hoạch để cây phân hóa mầm và ra hoa đồng loạt. Ẩm độ không khí thích hợp khoảng 70%, ánh sáng tán xạ nhẹ được xem là phù hợp với yêu cầu sinh lý sinh trưởng, phát dục và kéo dài tuổi thọ của cây.

Tiêu có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất sét pha cát (Hà Tiên, Phú Quốc), đất đỏ bazan (Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ), đất phù sa bồi (đồng bằng sông Cửu Long), đất xám (Đông Nam Bộ).

Đất trồng tiêu cần có tầng dày 80 -100cm, mạch nước ngầm >2m, kết cấu tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, dễ thấm và thoát nước. Yêu cầu đất có hàm lượng mùn >2%, giàu đạm, hàm lượng kali và magiê khá, khả năng trao đổi cation 20 – 30 meq/100g đất, tỷ lệ C/N cao ở tầng mặt (15 - 25), đất chua nhẹ (pH 5,0 - 6,0).

3. Thời vụ trồng và cơ cấu cây trồng ở các vùng

Hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm được trồng với mật độ dày 1.500-2.500 trụ/ha và là cây chịu thâm canh nhưng lại rất nhạy cảm với sâu bệnh. Để đạt năng suất cao và có vườn tiêu khỏe cần thiết phải bón đầy đủ và cân đối N-P-K-phân hữu cơ. Các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng cũng cần thiết đối với năng suất và chất lượng hạt tiêu.

Giống tiêu chủ yếu là: Tiêu sẻ, tiêu Lada và tiêu Ấn Độ.

Thời vụ trồng tiêu có thể xê dịch tùy theo khí hậu của từng địa phương, nhưng nói chung phải trồng khi đất có đủ độ ẩm, chủ động về nước tưới; ở vùng Bắc Trung Bộ: Trồng khoảng tháng 8 - 10; ở vùng duyên hải Trung Bộ: tháng 8 - 9; ở vùng Tây Nguyên: tháng 5 - 7; ở vùng Đông Nam Bộ: tháng 6 - 8; ở vùng đồng bằng Cửu Long: tháng 5 - 8.

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, người ta thường trồng xen các loại cây đậu đỗ trong vườn tiêu để tăng thu nhập và cải tạo độ phì đất. Cũng có thể thấy tiêu được trồng xen với cà phê, cây ăn quả, hoặc trồng ở các bờ quanh vườn...

Lượng hút dinh dưỡng tính cho đơn vị sản phẩm và nhu cầu dinh dưỡng

- Trong 1kg hạt tiêu khô có chứa 36g N, 8g P2O5, 25g K2O. Giả sử trong quá trình canh tác, toàn bộ thân, cành, lá, rễ và các phụ phế phẩm được hoàn trả cho đất, thì riêng lượng dinh dưỡng lấy đi để tạo năng suất 3-5 tấn hạt tiêu khô/ha sẽ là 108-180kg N, 24-40kg P2O5, 75-125kg K2O và các nguyên tố dinh dưỡng trung vi lương khác.

Khi sử dụng phân đơn để bón, hệ số bón phân của cây tiêu đạt: 50-55% đối với phân đạm, 20-25% đối với phân lân và 45-50% đối với phân kali.

4. Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây hồ tiêu

Trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng như trên, ta sử dụng phân bón như sau:

4.1. Đối với diện tích trồng mới (bón lót)

+ Mật độ trồng: 2.000 cây/ha.

+ Phân chuồng: 6.000 ÷ 8.000 kg/ha.

+ NPK-S5.10.3-8: 600 ÷ 800 kg/ha, hoặc lân nung chảy: 800 ÷ 1.200kg + urê: 40 ÷ 60kg/ha.

4.2. Bón thúc

- Giai đoạn sau thu hoạch (bón phục hồi): NPK-S5.10.3-8: 400 ÷ 450 kg/ha.

- Bón trước khi ra hoa: NPK-S12.5.10-14: 400 ÷ 450 kg/ha.

- Bón khi đậu quả: NPK-S12.5.10-14: 550 ÷ 600 kg/ha.

- Bón nuôi quả: NPK-S12.5.10-14: 550 ÷ 600 kg/ha.

Kỹ thuật bón: Bón theo rãnh, rạch rãnh sâu 5 ÷ 10cm, rải đều phân rồi lấp đất, tạo ẩm.

Chú ý: Không làm đứt hay xây xước rễ.

Rất mong nông dân trồng tiêu sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cân đối về liều lượng và tỷ lệ như trên để đạt hiệu quả kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Bón phân cho cây hồ tiêu kinh doanh sau mùa khô Bón phân cho cây hồ tiêu kinh doanh sau mùa khô

Năm nay, ElNino nghiêm trọng, trải qua 6 tháng mùa khô, ít mưa trái mùa, do lượng nước tưới không đủ, cây hồ tiêu bị héo sinh lý nghiêm trọng, một phần lớn bị chết.

30/09/2016
Giúp cây tiêu phục hồi sau nắng hạn Giúp cây tiêu phục hồi sau nắng hạn

Nói về công dụng của SEA, một cán bộ kỹ thuật của Cty Nguyễn Thanh Hải cho biết, SEA là sản phẩm phân sinh học giúp cải tạo môi trường đất...

30/09/2016
Phòng bệnh chết nhanh, chết chậm hồ tiêu Phòng bệnh chết nhanh, chết chậm hồ tiêu

Bệnh chết nhanh, chết chậm bấy lâu nay được coi là nỗi kinh hoàng với người trồng tiêu. Để xử lý bệnh “nan y” này thì biện pháp canh tác mang tính quyết định

30/09/2016
Phòng bệnh chết nhanh cây tiêu Phòng bệnh chết nhanh cây tiêu

Ông Dương Hùng Đỗ, Chủ tịch Viện cho biết: “Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu nguyên nhân không do Phytopthora mà là chủ vườn đã bón quá nhiều phân hóa học và thuốc BVTV làm mất tính chất vật lý của đất”.

30/09/2016
Vườn tiêu kiểu mẫu Vườn tiêu kiểu mẫu

Tự ủ phân cá để bón cho cây, vườn tiêu của ông Lực đã trở thành vườn kiểu mẫu, mô hình tham quan, học hỏi, chia sẻ cho nhiều bà con nông dân.

23/09/2017
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.