Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Nấm Trichoderma trong phân ủ bằng rơm giúp tăng năng suất lúa

Nấm Trichoderma trong phân ủ bằng rơm giúp tăng năng suất lúa
Tác giả: Thái Hà
Ngày đăng: 22/11/2017

Việc bón phân hữu cơ cho lúa có xử lý rơm rạ bằng nấm Trichoderma ở đồng bằng sông Cửu Long được ghi nhận đạt kết quả tốt, năng suất lúa vẫn tăng đáng kể so với đối chứng không bón phân.

Phân bón từ rơm rạ vừa giúp tăng năng suất lúa lại bảo vệ môi trường. Ảnh minh họa

Ảnh hưởng của phân ủ từ rơm (phế thải của việc sản xuất nấm rơm) có xử lý Trichoderma đến sinh trưởng và năng suất của 2 giống lúa MTL560 và IR50404 là đề tài của nhóm nghiên cứu Trường đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy, bón 5 tấn/ha phân ủ bằng rơm đã làm năng suất thực tế tăng lên.

Gần đây, việc bón phân hữu cơ cho lúa có xử lý rơm rạ bằng nấm Trichoderma ở đồng bằng sông Cửu Long được ghi nhận đạt kết quả tốt. Bón phân cho lúa hoàn toàn bằng phân hữu cơ rơm rạ ủ với nấm Trichoderma làm năng suất lúa vẫn tăng đáng kể so với đối chứng không bón phân. Việc bón rơm ủ sau mỗi vụ thu hoạch là một giải pháp thiết thực, hiệu quả lâu dài nhằm giúp đất đai thoát khỏi sự suy thoái, cải tạo tính chất đất mà còn làm tăng năng suất lúa trong các vụ sau.

Nghiên cứu này đã xác định liều lượng bón phân ủ bằng rơm với chủng nấm Trichoderma ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa MTL560 và IR50404 là tăng 54,8%  chiều cao, số nhánh, số bông/chậu và tỷ lệ hạt chắc so với phần ruộng lúa không bón. 

Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, 70% dân số làm nông nghiệp và lúa là cây trồng chính, do vậy lượng rơm rạ sau thu hoạch rất lớn, ước khoảng gần 46 triệu tấn/năm. Lượng rơm rạ dư thừa được nông dân xử lý bằng biện pháp đốt ngay trên đồng ruộng đã làm ô nhiễm môi trường sống và hệ sinh thái đồng ruộng, đặc biệt ở các vùng nông thôn.

Sau mỗi vụ thu hoạch 1ha lúa sẽ thu được 6 tấn rơm rạ, nếu đem đốt sẽ mất đi hơn 5,5 triệu đồng, trong khi cùng khối lượng rơm rạ ấy nếu đem xử lý bằng chế phẩm sinh học sẽ thu được khoảng 400kg phân hữu cơ. Nếu toàn bộ số rơm rạ sau thu hoạch của cả nước (khoảng 45 triệu tấn) được xử lý sẽ đem lại 20 triệu tấn phân hữu cơ, người nông dân không phải bỏ tiền mua phân hóa học (NPK) là 200.000 tấn đạm, 190.000 tấn lân và 460.000 tấn kali, như vậy, sẽ tiết kiệm được gần 11.000 tỷ đồng.

Tận dụng lượng rơm, rạ thừa sau thu hoạch sản xuất phân bón hữu cơ trả lại cho đất những gì mà cây trồng đã lấy đi, cải tạo đất, tăng hàm lượng mùn trong đất, tăng độ tơi xốp của đất, ổn định độ pH, làm cho đất ngày càng tốt để canh tác lúa, giảm sâu bệnh, không sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh độc hại, tạo ra sản phẩm gạo an toàn, quan trọng nhất là giúp tăng năng suất lúa. 


Có thể bạn quan tâm

Lưu ý bệnh bạc lá vụ mùa Lưu ý bệnh bạc lá vụ mùa

Phòng chống bệnh bạc lá trên cây lúa vụ mùa. Những năm gần đây, bệnh bạc lá lúa có xu hướng gây hại tăng nhanh trên phạm vi cả nước.

07/11/2017
Một số biện pháp chăm sóc lúa Đông Xuân sau mưa lũ Một số biện pháp chăm sóc lúa Đông Xuân sau mưa lũ

Vụ sản xuất lúa Đông Xuân bà con cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật tác động kịp thời để cây lúa sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao.

07/11/2017
“Một chạm năm biết” - Ứng dụng công nghệ thông tin cho cây lúa “Một chạm năm biết” - Ứng dụng công nghệ thông tin cho cây lúa

Cùng với sự phát triển của công nghệ trên tất cả các lĩnh vực, ứng dụng công nghệ thông tin vào canh tác lúa là một bước tiến mới trong sản xuất

11/11/2017
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.