Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Nấm linh chi đỏ bén duyên đảo ngọc

Nấm linh chi đỏ bén duyên đảo ngọc
Tác giả: Trung Hiếu
Ngày đăng: 25/02/2017

Thời gian gần đây, tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) nhiều hộ dân phát triển mô hình trồng nấm linh chi đỏ. Với điều kiện khí hậu thuận lợi, nguồn nguyên liệu thích hợp, mô hình đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Trong ảnh: Chị Nguyễn Thị Cẩm Hạnh (phải) giới thiệu sản phẩm nấm linh chi đỏ với khách hàng. Ảnh: Trung Hiếu

Người trồng nấm linh chi đỏ nhiều nhất tại Phú Quốc hiện nay là chị Ngô Thị Cẩm Hạnh. Chị cho biết, trong một chuyến tham quan du lịch tại đảo Phú Quốc, nhận thấy điều kiện trên đảo khá thuận lợi để trồng nấm linh chi đỏ, chị quyết định thử nghiệm mô hình tại đây. Sau 3 năm trồng nấm linh chi đỏ, đến nay chị Hạnh đã thực sự thành công với mô hình này trên đất đảo Phú Quốc.

Theo chị Hạnh, nguồn nguyên liệu sử dụng trồng nấm linh chi chủ yếu từ mạt cưa tràm bông vàng (hiện có trên đảo Phú Quốc rất nhiều). Mạt cưa cho vào túi nylon và tiến hành hấp nóng khử trùng ở nhiệt độ trên 100 độ C. Sau đó, tiến hành cấy phôi nấm linh chi đỏ (nguồn gốc từ Hàn Quốc). Thời gian ươm trồng đến khi thu hoạch từ 4-6 tháng phụ thuộc vào thời tiết.

Cũng theo chị Hạnh, chỉ từ vài trăm phôi giống trồng thử nghiệm ban đầu, sau một thời gian ngắn, chị đã phát triển gần 20.000 phôi giống. Mỗi vụ, chị thu hoạch gần 100kg nấm linh chi khô thương phẩm, giá bán dao động khoảng 1,7 triệu đồng/kg. “Chúng tôi đang hướng đến việc mở rộng sản xuất bằng cách cung cấp giống phôi nấm; tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và thu mua sản phẩm sau thu hoạch cho bà con nông dân Phú Quốc có nhu cầu phát triển nghề trồng nấm này” - chị Hạnh chia sẻ.

Theo chị Hạnh, sau khi thu hoạch nấm linh chi, các nguyên liệu còn lại được tái sử dụng trồng nấm bào ngư xám, cung cấp rau sạch trên thị trường. Mỗi bọc nguyên liệu tái sử dụng sẽ cho thu hoạch nấm bào ngư xám trong vòng 3 tháng liên tục. Mỗi bọc thu được gần 1kg nấm bào ngư xám thương phẩm, với giá bán khoảng 60.000 đồng/kg.

Ông Lê Đình Quảng - Chủ tịch Hội ND huyện Phú Quốc phấn khởi chia sẻ: “Qua theo dõi, mô hình trồng nấm linh chi đỏ của chị Hạnh cho ra sản phẩm với giá trị kinh tế khá cao. Đây là sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường. Chúng tôi cũng đã liên hệ với doanh nghiệp để tiến hành nhân rộng mô hình cho nông dân Phú Quốc”.


Có thể bạn quan tâm

Ước mơ nông trường xanh của 'kỹ sư chân đất' Ước mơ nông trường xanh của 'kỹ sư chân đất'

Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Bình Phước vừa giao cho "kỹ sư chân đất" Trần Quốc Hải 120 ha đất để áp dụng thí điểm bằng máy móc tự chế tạo.

24/02/2017
Trồng dưa lưới dưới chân núi Bà Đen Trồng dưa lưới dưới chân núi Bà Đen

Sau khi trừ hết chi phí, cứ 1.000 m2 dưa lưới nhà màng được trồng theo công nghệ mới cho thu nhập 30-40 triệu đồng/vụ (mỗi năm 3 vụ) ở khu vực núi Bà Đen

24/02/2017
Học sinh sáng chế hệ thống tưới tự động không cần năng lượng Học sinh sáng chế hệ thống tưới tự động không cần năng lượng

Chỉ từ chai nhựa tái chế và vải vụn, một học sinh ở Singapore đã tạo nên hệ thống tưới tự động cho những chậu cây cảnh hay bồn trồng rau xanh tại gia.

24/02/2017
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.