Nam Định tăng cường phòng trừ khô vằn, đạo ôn
Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt & BVTV Nam Định, bệnh đạo ôn lá đang phát sinh và gây hại mạnh trên các giống lúa BC15, TBR225, Khang dân 18, Q5, T10, Nếp, BT7.
Triệu chứng bệnh đạo ôn trên lá
Tỷ lệ bệnh trung bình 1 - 5%, nơi cao 7 - 10%, cá biệt có diện tích đã bị cháy lụi. Bệnh gây hại nặng trên những diện tích phun không đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành.
Bệnh xuất hiện phổ biến ở các xã Nghĩa Hải, Nghĩa Hùng (Nghĩa Hưng); Giao Thiện, Giao Hương (Giao Thủy); Xuân Ninh, Xuân Đài (Xuân Trường); Hiển Khánh, Tam Thanh (Vụ Bản); Nam Cường, Hồng Quang (Nam Trực); Mỹ Thuận (Mỹ Lộc)…
Trước tình hình trên, Sở NN-PTNT Nam Định có công điện đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng NN-PTNT, Trạm Trồng trọt & BVTV, Trạm Khuyến nông, Ban Nông nghiệp các xã, thị trấn phân công cán bộ kỹ thuật bám sát cơ sở, tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm, khoanh vùng các diện tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn lá, khô vằn và hướng dẫn các hộ nông dân tranh thủ "lách" thời tiết để phun phòng trừ bệnh kịp thời.
Tập trung sử dụng các thuốc có hoạt chất nhóm Tricylazole (Beam75WP, Bump 650WP, Kabim 30WP, Kasai-S 92SC, Filia 525SE, Bamy 75WP…) để phòng trừ bệnh đạo ôn lá cho các giống nhiễm bệnh: BC15, TBR225, Khang dân 18, Q5, Nếp, BT7… phun ngay khi bệnh chớm xuất hiện.
Đối với bệnh khô vằn sử dụng thuốc nhóm Pencycuron như (Moren 25WP…), nhóm Hexaconazole (Anvil 5SC, Chevin 5SL, Lervil 50SC, Shut 677WP, A-V-T Vil 5SC…), Amistar top 325SC, Indar 240F, Validacin 5L…
Ngoài ra, tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn các hộ nông dân tự kiểm tra đồng ruộng; phun thuốc phòng trừ bệnh kịp thời theo nguyên tắc “4 đúng”. Tăng cường kiểm tra thị trường kinh doanh thuốc BVTV, phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Có thể bạn quan tâm
2 kỹ sư Nguyễn Minh Trúc và Trần Vũ Hoàn đã chế tạo thành công một loại máy làm tiêu sọ vừa mang hiệu quả kinh tế cao, vừa giải quyết được bài toán môi trường.
Khi xử lý ra hoa bà con nông dân nên áp dụng kết hợp 3 biện pháp là xiết nước, phá lá và phun hỗ trợ các hóa chất.
Hơn 200ha sầu riêng trên địa bàn xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc đã được tỉnh Đồng Nai chọn triển khai dự án cánh đồng lớn liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ