Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Năm Biện Pháp Quyết Định Hiệu Quả Nuôi Tôm Sú

Năm Biện Pháp Quyết Định Hiệu Quả Nuôi Tôm Sú
Ngày đăng: 17/02/2014

Từ năm 2000 đến nay, ông Châu Ngọc Tòng, nông dân ấp Trà Teo, xã Hòa Đông (huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng), nuôi tôm sú đều đạt hiệu quả kinh tế cao.

Theo ông Châu Ngọc Tòng, để nuôi tôm sú đạt hiệu quả kinh tế cao, người nuôi cần thực hiện tốt năm biện pháp sau:

- Cải tạo ao, đầm nuôi tôm: Phải bảo đảm đúng kỹ thuật, chỉ nên nuôi tôm một vụ trong năm để ao có thời gian nghỉ, tạo môi trường ổn định cho vụ nuôi sau đạt hiệu quả. Khi thả tôm giống cần quan sát thời tiết, môi trường nguồn nước và độ mặn.

- Bố trí diện tích ao nuôi tôm: Cần có hệ thống ao lắng tương xứng để bảo đảm cấp, thay nước khi cần thiết, cần có khu vực chứa bùn thải trong quá trình cải tạo ao để tránh ô nhiễm môi trường ao nuôi.

- Mật độ thả tôm giống: Không quá 20 con/m2, sẽ phù hợp trình độ quản lý, đặc điểm sinh trưởng của tôm nuôi, thời gian thả tôm giống đến khi thu hoạch tôm khoảng 120-140 ngày.

- Lắp đặt thiết bị trong ao nuôi: Phải tùy theo hiện trạng, hình dạng ao nuôi để gom được các chất thải theo mong muốn. Số cánh quạt nước trong ao nuôi để bổ sung ô-xy hợp lý nhất một cánh/2.000 con tôm.

- Quản lý chất lượng nước: Tùy theo nguồn nước mặn từng năm mà đưa ra quy trình nuôi và xử lý cho phù hợp, nhất là ứng dụng các chế phẩm vi sinh theo sự khuyến cáo của ngành thủy sản.


Có thể bạn quan tâm

Cân Bằng Ammonia Trong Ao Nuôi Tôm Sú Cân Bằng Ammonia Trong Ao Nuôi Tôm Sú

Nuôi tôm sú đang là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, nghề nuôi tôm đã tiến đến việc thâm canh hoá ngày càng cao. Do đó, việc quản lý chất lượng nước trong môi trường ao nuôi ngày càng khó khăn, đặc biệt là sự phát sinh tính độc Ammonia (NH3) trong môi trường ao nuôi.

08/08/2013
Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Vỗ Tôm Bố Mẹ Cho Đẻ Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Vỗ Tôm Bố Mẹ Cho Đẻ

Phong trào sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh đòi hỏi nguồn cung cấp tôm bố mẹ lớn. Nhưng việc xử dụng tôm bố mẹ ngoài tự nhiên bị hạn chế bởi tính mùa vụ và tập tính sinh sản

06/07/2013
Bệnh Thân Đỏ Đốm Trắng Ở Tôm Sú Bệnh Thân Đỏ Đốm Trắng Ở Tôm Sú

Ở tôm sú, bệnh thường hay gặp nhất, khó ngăn ngừa và điều trị là bệnh thân đỏ đốm trắng. Theo các công trình nghiên cứu, tất cả các giai đoạn phát triển của tôm đều có thể nhiễm bệnh này. Giai đoạn phát triển mạnh nhất là từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ hai trong ao nuôi tôm thịt.

06/07/2013
Cách Quản Lý Ao Tôm Thâm Canh, Bán Thâm Canh Hạn Chế Dịch Bệnh Cách Quản Lý Ao Tôm Thâm Canh, Bán Thâm Canh Hạn Chế Dịch Bệnh

Trong năm 2011 và năm 2012, nuôi tôm nước lợ tại các tỉnh ven biển trong cả nước bị thiệt hại nặng trên diện rộng do dịch bệnh và hội chứng hoại tử gan tụy. Tuy nhiên trong vùng dịch vẫn có một số mô hình quản lý tốt cho kết quả vụ nuôi tôm thành công. Từ kết quả khảo sát thực tiễn, quy trình nuôi tôm hạn chế dịch bệnh đã được ngành nông nghiệp đúc kết đưa vào áp dụng trong vụ tôm năm 2013.

02/04/2013
Quy Trình Nuôi Tôm Sú Thâm Canh Và Bán Thâm Canh Quy Trình Nuôi Tôm Sú Thâm Canh Và Bán Thâm Canh

Dựa trên nền tảng quy trình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh (TC-BTC) mà các ban, ngành chuyên môn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo;

07/07/2013