Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam
Tác giả: PV
Ngày đăng: 05/11/2019

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ đạt 1,08 tỷ USD.

Nhiều thị trường xuất khẩu lớn vẫn tín nhiệm các sản phẩm thủy sản Việt Nam.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 9/2019 xuất khẩu thủy sản đạt 731 triệu USD, giảm 10,1% so với tháng 8/2019 và giảm 5,3% so với tháng 9/2018. Tính chung 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thủy sản đạt 6,2 tỷ USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Đáng chú ý, trong tháng này xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường lớn giảm so với cùng kỳ năm 2018, trừ xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan và Đài Loan tăng.

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, mặc dù trị giá xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt 1,08 tỷ USD.

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2019 của Việt Nam sang Nhật Bản cũng giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2018, nhưng tính chung 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt 1,07 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc tháng 9/2019 tăng 39,8% so với tháng 9/2018, đạt 113,1 triệu USD. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt 831,8 triệu USD, tăng 14,2% so với 9 tháng đầu năm 2018. Xuất khẩu sang 2 thị trường lớn tiếp theo là EU và Hàn Quốc tháng 9/2019 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2018, trong khi xuất khẩu sang Thái Lan tăng 14,4%.

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC, tháng 7/2019, Anh nhập khẩu 54,3 nghìn tấn thủy sản, trị giá 332 triệu USD, giảm 2,1% về lượng và giảm 5% về trị giá so với tháng 7/2018. Tính chung 7 tháng đầu năm 2019, Anh nhập khẩu 402.000 tấn thủy sản, trị giá 2,5 tỷ USD, tăng 6,4% về lượng và tăng 5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 7 tháng đầu năm 2019, tính theo lượng Trung Quốc là thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho Anh, đạt 44.000 tấn, trị giá 217 triệu USD. Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Anh trong 7 tháng đầu năm 2019, đạt 23.000 tấn, trị giá 177 triệu USD, tăng 20,5% về lượng và tăng 12,9% về trị giá. Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Anh tăng từ 4% trong 7 tháng đầu năm 2018, lên 5,6% trong 7 tháng đầu năm 2019.

Theo thống kê của ITC, nhiều chủng loại thủy sản của Việt Nam chiếm thị phần cao trong tổng nhập khẩu của Anh như tôm đông lạnh các loại mã HS 030617, cá da trơn đông lạnh mã HS 030462, tôm chế biến các loại, philê cá ngừ đông lạnh… Tuy nhiên, trong 7 tháng đầu năm 2019, thị phần một số chủng loại thủy sản của Việt Nam giảm so với cùng kỳ năm trước như thị phần philê cá da trơn đông lạnh; Thị phần philê cá ngừ đông lạnh... Điều này cho thấy, Anh đang có xu hướng đa dạng nguồn cung cấp thủy sản và thủy sản Việt Nam ngày càng phải cạnh tranh gay gắt khi xuất khẩu vào thị trường này.


Có thể bạn quan tâm

Khắc phục sự cố thường gặp khi khai thác bằng lưới vây Khắc phục sự cố thường gặp khi khai thác bằng lưới vây

Lựa chọn ngư trường thuận lợi, khai thác theo đúng quy trình kỹ thuật sẽ hạn chế tối đa những sự cố trong quá trình khai thác bằng lưới vây.

05/11/2019
Lưu ý để vụ tôm thành công Lưu ý để vụ tôm thành công

Thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, xen lẫn mưa trái mùa, làm cho việc quản lý môi trường ao nuôi tôm khó khăn hơn

05/11/2019
Giải pháp kiểm soát, diệt hến, vẹm trong ao tôm Giải pháp kiểm soát, diệt hến, vẹm trong ao tôm

Các loài hai mảnh vỏ (hến, vẹm, trai, hàu…) thường được tìm thấy trong ao nuôi tôm và các kênh dẫn nước ở giai đoạn ấu trùng có tiêm mao sống phù du (veliger).

05/11/2019