Mùa nước nổi, cua đồng vẫn khan hàng
Hàng chục lao động có việc làm nhờ cua đồng
Cua đồng xuất hiện nhiều từ đầu tháng 5 âm lịch đến cuối tháng 11 âm lịch hàng năm. Lúc này cua bắt đầu sinh sản nhiều và ra khỏi hang để kiếm ăn.
Đây là thời điểm người dân địa phương đua nhau ra đồng thu hoạch “sản vật” của thiên nhiên ban tặng. Lượng cua đồng phụ thuộc rất nhiều vào lượng mưa và nước lũ từng năm. Nếu lượng mưa nhiều, lũ lớn thì cua đồng nhiều và ngược lại.
Từ nhu cầu lớn của thị trường vài năm gần đây, nên các tỉnh có sản lượng cua đồng lớn đã hình thành các điểm thu mua tập trung. Cua mua về sẽ được phân loại, sơ chế và bán ra thị trường với 2 loại, cua xay thịt sẵn và cua nguyên con.
Anh Dương Văn Hiếu, chủ vựa cua huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) có hơn 10 năm trong nghề mua bán cua đồng cho biết: Năm nay lượng mưa ít, nước lũ nhỏ nên cua đồng ít và giá luôn ở mức cao. Bình quân mỗi ngày cơ sở thu mua và xuất bán từ 3 - 5 tấn, những lúc trúng mùa có thể lên đến hơn 10 tấn cua. Nhưng hiện nay cua rất ít nên luôn trong tình trạng hút hàng.
Mùa cua đồng "nở rộ", ngoài việc giúp các cơ sở "ăn nên làm ra", thì cũng giúp những người làm thuê tại đây có thêm thu nhập.
Chị Đặng Thị Mẫm, ngụ ở xã Phú Thành, huyện Tam Nông, làm công việc bẻ càng và phân loại cua đồng cho biết: “Gia đình tôi có 4 thành viên, làm ở khâu bẻ càng và phân loại cua thịt, mỗi ký càng cua và phân loại cua được trả 2.000đ/kg, mỗi ngày cho thu nhập từ 150.000 - 200.000đ, tùy theo lượng cua của cơ sở thu mua được nhiều hay ít”.
Bà Trần Thị Chuốc, ở ấp Trung, xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự cho biết thêm: Hơn 2 năm làm công việc lột mai, yếm và bẻ càng cua đồng cũng có thu nhập khá. Tuy nhiên, công việc này chỉ làm vào mùa nước, bình thường làm công việc khác”.
Bình quân mỗi vựa cua đều có từ 20 - 30 người làm thuê thực hiện nhiều khâu: Chuyên chở, cân bán, bẻ càng, phân loại, lột mai... Bình quân mỗi người kiếm được 100.000 - 200.000đ/ngày.
Theo chị Trần Thị Mỹ Chuyên, ngụ ở ấp Thị, xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự: Công việc thường bắt đầu từ 2 - 3 giờ chiều, đến 8 giờ tối kết thúc. Trung bình khoảng 5 - 6kg cua thịt sẽ bẻ được 1 kg càng, nên mỗi ngày người dân vùng lũ chỉ cần kiếm được 10kg cua, sẽ có thu nhập vài trăm ngàn đồng.
Các vựa đang thu mua cua của người dân
Hiện tại, giá cua đồng thịt được bán từ 30.000 - 40.000đ/kg; cua đồng xay từ 50.000 - 70.000đ/kg. Trong khi đó, càng cua đồng bán tại các chợ huyện đã tăng lên từ 200.000 - 250.000đ/kg, tùy theo mức độ lớn nhỏ.
Còn tại chợ huyện An Phú (An Giang), cứ vào mùa lũ nơi đây hình thành chợ thu mua cua đồng lớn nhất miền Tây (thường vào tháng 8 - 10 khi nước lũ về nhiều). Đây cũng là thời điểm cua xuất hiện nhiều nhất trong năm, nên khu chợ này thu mua từ 20 - 40 tấn cua mỗi ngày và tiêu thụ mạnh nhất là thị trường TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL.
Bà Trần Thị Cúc, thương lái chuyên thu mua cua đồng ở chợ huyện An Phú cho biết: Năm nay lũ đầu nguồn chưa về nhiều nên lượng cua đồng ngày càng khó tìm. Trước đây, mỗi ngày vựa thu mua vài tấn cua đồng thịt, nay mua được vài trăm ký đến 1 - 2 tấn xem như thành công. Giá cao, song nhiều thương lái vẫn tranh nhau mua. Theo nhiều thương lái nhận định, lượng cua đồng ngày một giảm, chỉ bằng 2/3 sản lượng những năm trước.
Ngoài yếu tốt lượng mưa ít hay lũ về thấp thì lý do sử dụng thuốc BVTV quá liều lượng và tràn lan cũng là nguyên nhân làm lượng cua đồng ngày một giảm.
Có thể bạn quan tâm
Sau chuyến biển hơn 1 tháng 15 ngày, các thuyền đã kịp cập bờ, mang theo hàng trăm con cá ngừ đại dương, mỗi con có trọng lượng hơn nửa tạ để ăn Tết muộn. Cảng cá Đại Lãnh (Vạn Ninh, Khánh Hòa), Phường 6, Đông Tác (TP Tuy Hòa, Phú Yên)… ngư dân vui sướng khi hầu hết các thuyền được mùa, được giá. Hiện tại, cá ngừ được thu mua 130.000-145.000 đồng/kg, so với cách đây 2 tháng tăng 15.000 đồng/kg.
Quả thật, khoảng chục năm trở lại đây, những phiên chợ sát ngày Tết bên cạnh những quầy bán gà, thịt lợn thì mặt hàng thủy sản cũng được khá nhiều người ưu tiên lựa chọn để đổi món trong những bữa ăn ngày Tết. Những hàng cá ngon, mỗi con to từ 3 đến 6kg với các loại trắm đen, trắm cỏ, trôi… luôn đắt khách.
Do đang nghỉ Tết, nên ít tư thương thu mua chình giống và do chình giống khai thác được còn đang ở giai đoạn chình trắng nên giá chình bán được chưa cao, chỉ 1.400 đồng/con. Tuy nhiên, nhờ lượng chình khai thác được khá lớn, bình quân mỗi đêm một người có thể khai thác được từ 75 - 125 con chình giống, đem lại thu nhập từ 200 - 300 nghìn đồng.
Năm 2014, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt 480.000 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, có 170.000 tấn tôm, vượt 10% kế hoạch. Có được kết quả trên là do tỉnh Cà Mau từng bước thực hiện chương trình quy hoạch phát triển nuôi tôm công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, làm cho sản lượng thủy sản cũng từ đó tăng cao.
Nhớ lần đầu gặp ông Cao Văn Minh khai thác tư liệu viết bài Con thuyền trong đời sống tín ngưỡng, ông đón tôi trước hiên nhà, nói một tràng mà quên cả việc mời vào nhà. Lần ấy, ông còn cẩn thận cho tôi mượn bộ đĩa lưu lại những lễ hội nghề biển Nại Hiên Đông do ông làm chủ tế.