Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Một số lưu ý khi chăn nuôi gà hậu bị

Một số lưu ý khi chăn nuôi gà hậu bị
Tác giả: NCN
Ngày đăng: 08/03/2016

I. Phương pháp khống chế khối lượng gà hậu bị được tóm tắt:

- Định lượng mức ăn hàng ngày hoặc hàng tuần (tức ăn hạn chế)

- Ăn một bữa.

- Cần gà hàng tuần, so sánh khối lượng bình quân với khối lượng chuẩn để tăng (nếu kém khối lượng chuẩn) hoặc giữ nguyên (nếu cao hơn chuẩn) mức ăn trước đó.

Thí dụ, nếu gà nở vào thứ sau thì sáng thứ sáu hàng tuần ta quây ngẫu nhiên khoảng 30 gà, cân từng con rồi tính bình quân.

Nên cân lúc sáng, gà gà đói và cân riêng từng con để có thể xử lý thống kê, mục đính là xem đàn gà có đồng đều hay không. So sánh kết quả cân bình quân với khối lượng chuẩn. Có 3 trường hợp xảy ra:

1. Nếu bằng chuẩn thì mức ăn của tuần tiếp theo căn cứ vào bảng đề nghị của cơ sở cấp giống (thông thường tăng khoảng 3g/gà/ngày).

2. Nếu kém chuẩn, cần tăng thêm mức ăn. Tùy theo mức độ kèm nhiều hay ít, mức tăng thêm này dao động từ 5 – 8g/gà/ngày.

3. Nếu vượt chuẩn, cần giữ nguyên như mức ăn tuần trước đó. Tuyệt đối không được giảm thức ăn.

II. Giai đoạn gà hậu bị nên cho gà ăn mấy lần vào giờ nào trong ngày? Tại sao?


Theo kinh nghiệm, nên cho gà hậu bị ăn 1 lần vào buổi sáng. Lý do là gà ở giai đoạn hậu bị được nuôi theo khẩu phần hạn chế nhẳm khống chế khối lượng cơ thể, vì vậy lượng thức ăn tương đối ít.

Nếu cho lần nhiều lần/ngày thì những gà lớn sẽ tranh ăn của những con nhỏ hơn, kết quả đàn gà sẽ không đồng đều.

Cho ăn 1 lần thì những gà lớn ăn đủ, không thể ăn thêm nữa do vậy gà nhỏ hơn sẽ ăn được lượng thức ăn cần thiết, đàn gà đồng đều hơn.

Thông thường, cho ăn buổi sáng để gà không quậy phá, cắn mổ nhau.

III. Thời gian chiếu sáng

Yêu cầu thời gian chiếu sáng cho gà hậu bị là 17giờ/ngày. Ngoài chiếu sáng tự nhiên là 21 giờ, cần chiếu sáng bổ sung 5 giờ/ngày.

Có thể chiếu sáng bổ sung 1 giờ vào sáng sớm (tức từ 5 giờ sáng đến 6 giờ sáng) và 4 giờ buổi tối (tức từ 6 giờ tối đến 10 giờ tối).

Chiếu sáng bổ sung bằng nguồn điện, đèn măng-xông, đèn dầu, ac-quy… Nguồn sáng đặt cách nền chuồng khoảng 2m là thích hợp.


Có thể bạn quan tâm

Dấu hiệu nhận biết một số bệnh thường gặp ở gà Dấu hiệu nhận biết một số bệnh thường gặp ở gà

Newcastle, Marek, Gumboro là những bệnh thường gặp nhất trong chăn nuôi gà, gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Bài viết dưới đây giới thiệu những biểu hiện bên ngoài của các bệnh này.

08/03/2016
Làm sao để biết gà bệnh Làm sao để biết gà bệnh

Muốn biết gà bệnh hay khoẻ cần chú ý quan sát các đặc điểm sau:

08/03/2016
Tiêu chí theo dõi sức khỏe của đàn gà Tiêu chí theo dõi sức khỏe của đàn gà

Việc theo dõi và phát hiện sớm những bất thường xảy ra trong đàn gà để có biện pháp can thiệp kịp thời là rất quan trọng, đòi hỏi những chăn nuôi phải theo dõi đàn gà một cách thường xuyên. Có rất nhiều chỉ tiêu có liên quan đến sức khoẻ của đàn gà, khi quan sát những chỉ tiêu ấy có thể giúp những người chăn nuôi biết được đàn gà đang trong tình trạng bình thường hay xấu. Trong thực tế những chỉ tiêu có thể dễ quan sát như sau:

08/03/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.