Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Một số lưu ý gieo mạ mùa

Một số lưu ý gieo mạ mùa
Tác giả: Ths. Lại Thị Bích Hợi
Ngày đăng: 21/03/2019

Ở vụ mùa phương thức gieo cấy trong toàn tỉnh vẫn chủ yếu là gieo mạ để cấy. Do vậy, để có cây mạ tốt, cần lưu ý một số vấn đề trong gieo mạ như sau:

Với mạ dược thưa: khi làm đất lên luống sơ bộ nên rắc 1 lớp trấu đều mặt luống rồi dùng gậy để dập chìm trấu vào trong đất, tạo độ tơi xốp, sau này nhổ mạ dễ dàng, hạn chế đứt rễ và chột cây. Đối với mạ dược thưa nên bón lót phân vi sinh hoặc NPK chuyên lót loại 5:10:3 hoặc lân supe, dập chìm phân rồi san phẳng mặt luống, sau đó tiến hành gieo mạ. Diện tích gieo từ 12-15m2/kg giống. Khi mạ được 12-15 ngày tuổi là có thể nhổ mạ đi cấy, nếu chưa có ruộng cấy bà con có thể để mạ tới 18-20 ngày tuổi.

Với mạ nền cứng: ngoài cách gieo mạ trên sân, vườn, bờ mương, bờ máng… có lót nền thì  có thể gieo ngay trên ruộng, một số địa phương gọi là mạ dùn. Sau khi làm đất, lên luống sơ bộ, gạt một lớp bùn sang bên cạnh, sau đó lót nền bằng bao tải dứa hoặc vỏ bao xi măng rồi gạt bùn trở lại, san phẳng mặt luống rồi gieo mạ. Diện tích gieo từ 5-6m2/kg giống, gieo càng thưa càng tốt, sẽ giúp cho cây mạ đanh hơn, ra mạ và cấy dễ dàng hơn. Khi mạ được 7-10 ngày tuổi tức là khi có 2,5-3 lá thật thì cấy tốt. Với cách gieo mạ này sẽ không cần phải chống nóng cho mạ bằng cách tưới nước hàng ngày và che nắng như khi gieo mạ nền cứng trên sân, vườn, bờ mương, bờ máng.

Với mạ dày xúc: Làm tương tự như mạ nền cứng nhưng ko phải lót nền, độ dày bùn dày hơn mạ nền cứng, khoảng từ 2,5-3 cm hoặc có thể gieo trực tiếp trên ruộng như gieo mạ dược thưa. Khi mạ có 2,5-3 lá thật là cấy tốt, nếu cấy trên các chân ruộng trũng hoặc chưa có ruộng để cấy có thể để được 18-20 ngày tuổi như mạ dược thưa. Trước khi cấy nên để khô mặt luống, sau đó bà con dùng liềm, xẻng… để nạo, xúc mạ đem mạ đi cấy.

Lưu ý:

- Nên gieo mạ lúc chiều mát.

- Với mạ nền cứng và mạ dày xúc gieo trên sân, vườn, bờ mương, bờ máng phải tưới ẩm thường xuyên và che nắng trong những ngày nắng nóng.

- Nếu mạ dày xúc để quá 3 lá thật cần phải bổ sung dinh dưỡng cho mạ bằng cách hòa loãng phân NPK hoặc lân supe để tưới.

- Nên phun phòng sâu bệnh trước khi đưa mạ ra ruộng cấy, đặc biệt là trên mạ dược thưa và mạ dày xúc.


Có thể bạn quan tâm

Giống lúa OM429 Giống lúa OM429

OM429 có những đặc điểm nổi trội phù hợp canh tác trong cả 3 vụ, thích hợp trồng trong vùng hạn mặn, phù hợp để sản xuất gạo chất lượng cao phục vụ xuất khẩu

19/03/2019
Khắc phục cỏ dại hại lúa vụ xuân 2019 Khắc phục cỏ dại hại lúa vụ xuân 2019

Cỏ dại là mối quan tâm hàng đầu của nông dân đặc biệt là trồng lúa. Hiểu biết rõ về cỏ dại, nhà nông sẽ quản lý tốt cây trồng bằng những biện pháp phòng trừ cỏ

20/03/2019
Chăm sóc lúa xuân giai đoạn đẻ nhánh Chăm sóc lúa xuân giai đoạn đẻ nhánh

Để giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe, tập trung và tăng tỷ lệ nhánh hữu hiệu nhằm đạt năng suất cao nhất thì ngay từ đầu vụ cần tập trung làm tốt một số việc sau đây:

20/03/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.